【bảng xếp hạng phi pha】Thực hiện đồng bộ các giải pháp chống dịch và phục hồi kinh tế
Hàn gắn đứt gãy,ựchiệnđồngbộcácgiảiphápchốngdịchvàphụchồikinhtếbảng xếp hạng phi pha sẵn sàng bật dậy
|
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu cuộc họp BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 với các tỉnh, thành phố. |
Phát biểu khai mạc cuộc họp, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, cuộc họp này nhằm rà soát, kiểm điểm sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP.
Thủ tướng yêu cầu các đại biểu trên cơ sở thực tiễn, xem xét về những vấn đề đã đạt được, những vấn đề còn vướng mắc trong quá trình thực hiện để có điều chỉnh kịp thời, nhằm thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch bệnh và khôi phục, thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội. Đặc biệt, đề nghị lãnh đạo các địa phương nêu những yêu cầu, nhất là về vaccine, thuốc điều trị COVID-19, vật tư y tế để địa phương có điều kiện phòng, chống dịch hiệu quả hơn.
Theo Ban Chỉ đạo, đợt dịch COVID-19 thứ 4 đến ngày 19/11/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1 triệu ca mắc, 880.000 người đã khỏi bệnh (82%) và 23.500 ca tử vong. Sau hơn 1 tháng đầu tiên thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh theo Nghị quyết số 128/NQ-CP, cả nước ghi nhận 105.543 ca cộng đồng, trong đó khu vực phía Nam ghi nhận 90.442 ca, chiếm 85,6% cả nước. So với tháng trước đó, số ca cộng đồng cả nước tăng 2,9%, số ca tử vong giảm 46,3%, số đang điều trị tại bệnh viện giảm 25,3%, số ca nặng, nguy kịch giảm 40,8%.
Ban Chỉ đạo nhận định, đến nay tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng đang có xu hướng gia tăng ở nhiều địa phương trên cả nước do mầm bệnh đã tồn tại trong cộng đồng, nhiều ca bệnh không có triệu chứng, không rõ nguồn lây và có liên quan đến người trở về từ vùng dịch.
Trong thời gian tới, có thể sẽ tiếp tục ghi nhận nhiều chuỗi lây nhiễm và tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh trong cộng đồng, nhất là trong điều kiện thời tiết chuyển biến thuận lợi cho sự phát triển, lây lan của virus.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tình hình và diễn biến dịch COVID-19. |
Phát biểu tại cuộc họp, các thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương và các tỉnh, thành phố cho rằng việc thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP và Hướng dẫn theo Quyết định số 4800/QĐ-BYT đã mang lại hiệu quả cao, dịch bệnh được kiểm soát, kinh tế-xã hội dần được khôi phục và phát triển; khẳng định giải pháp đang thực hiện theo chỉ đạo của Trung ương là phù hợp, đúng hướng.
Sau khi nghe lãnh đạo các địa phương và các bộ, ngành chia sẻ một số vướng mắc tồn tại cần tháo gỡ, Thủ tướng kết luận, sau hơn 1 tháng thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 và hướng dẫn số 4800/QĐ-BYT của Bộ Y tế về chuyên môn y tế thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP, tình hình dịch COVID-19 được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc; bên cạnh đó tình hình kinh tế-xã hội đã khởi sắc: Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định, các cân đối lớn được bảo đảm, lạm phát được kiểm soát ở mức thấp; phối hợp linh hoạt, hiệu quả giữa chính sách tài khóa và tiền tệ; thu hút vốn FDI, xuất khẩu đều tăng khá… Qua đó cho thấy việc Chính phủ ban hành Nghị quyết 128/NQ-CP và hướng dẫn về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19 là kịp thời, đúng hướng, sát thực tế.
Thủ tướng Chính phủ thừa nhận bên cạnh kết quả đạt được, những ngày gần đây tình hình dịch COVID-19 có diễn biến không như mong muốn, số ca mắc và số ca tử vong cao hơn những ngày trước đó. Nguyên nhân có cả khách quan, song nguyên nhân chủ quan là chính như: vẫn còn một bộ phần người dân có tư tưởng chủ quan, lơ là; nhận thức về tiêm vaccine của một số người chưa thấu đáo; hệ thống y tế dự phòng, y tế cơ sở nhiều lúc, nhiều nơi chưa đáp ứng được yêu cầu; tốc độ tiêm chủng vaccine chưa đạt mục tiêu, việc thu dung, phân loại ca nhiễm để điều trị từ sớm, từ xa, ngay từ cơ sở chưa tốt...
Người đứng đầu Chính phủ nhận định, tuy tình hình dịch cơ bản được kiểm soát trên toàn quốc; song nguy cơ bùng phát trở lại vẫn rất cao. Do đó yêu cầu các cấp, các ngành phải nắm chắc, dự báo, phân tích tình hình tốt hơn để có giải pháp phòng, chống dịch khả thi, hiệu quả.
Để thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội hiệu quả hơn trong thời gian tới, Thủ tướng yêu cầu: Bộ Y tế tổ chức tổng kết, đánh giá về tình hình và các giải pháp phòng, chống dịch COVID-19 đợt thứ 4, để hoàn thiện Chiến lược tổng thể về phòng, chống dịch COVID-19 trình cấp có thẩm quyền.
Các cấp, các ngành tiếp tục đánh giá, góp ý bổ sung Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ; bổ sung, hoàn thiện cơ sở pháp lý để triển khai các giải pháp thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát có hiệu quả dịch COVID-19, thúc đẩy phục hồi, phát triển kinh tế-xã hội đồng bộ và thống nhất từ trên xuống dưới.
Thủ tướng yêu cầu trước mắt, các ngành, địa phương phải thực hiện nghiêm nguyên tắc đảm bảo thống nhất từ Trung ương đến cơ sở; ứng với cấp độ dịch nào thì có biện pháp hành chính, y tế, an sinh xã hội... phù hợp với cấp độ đó; thực hiện nghiêm công thức phòng chống dịch “5K + vaccine, thuốc điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác”.
Quang cảnh cuộc họp BCĐ Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 tại điểm cầu Chính phủ. |
Thủ tướng cũng yêu cầu các địa phương sớm hoàn thiện kế hoạch, kịch bản thực hiện Nghị quyết 128/NQ-CP phù hợp với tình hình thực tế; đồng thời có kế hoạch hỗ trợ lẫn nhau cùng cấp khi xảy ra dịch bệnh; phối hợp để người dân di chuyển giữa các địa phương thuận lợi và an toàn; tiếp tục đẩy mạnh chiến lược tiêm vaccine, phấn đấu hết năm 2021 hoàn thành tiêm vaccine đủ 2 mũi cho người dân từ 18 tuổi trở lên, có kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ em và tiêm vaccine mũi 3 cho người dân từ 18 tuổi trở lên. Đặc biệt, chủ động đáp ứng thuốc điều trị COVID-19, trong đó cắt giảm thủ tục hành chính để phân bổ ngay thuốc điều trị cho các địa phương.
Thủ tướng giao: các bộ, ngành phối hợp xây dựng, sớm ban hành quy định, quy trình xét nghiệm, cách ly, phù hợp, trong đó xem xét xã hội hóa công tác xét nghiệm; xem xét bố trí kinh phí để các bộ, ngành, địa phương mua sắm vật tư, trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ phòng, chống dịch, nếu vượt quá thẩm quyền thì tổng hợp, báo cáo cấp có thẩm quyền; tiếp tục tuyên truyền, nâng cao ý thức của người dân, doanh nghiệp trong phòng, chống dịch, tránh lơ là, chủ quan... Đặc biệt phải phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lợi ích nhóm trong thực hiện các chính sách phòng, chống dịch COVID-19 và khôi phục, phát triển kinh tế - xã hội.
-
Ngày 5/1: Giá thép trong nước ổn định, sàn giao dịch giảmNước Anh sắp bắt đầu chương mới sau gần nửa thế kỷ gắn kết với EUNửa năm xung đột UkraineChile chống chọi với thảm họa cháy rừng, trên 100 người đã thiệt mạngNgày 25/3 sẽ khôi phục dung lượng Internet qua cáp Liên ÁWHO cảnh báo về sự nguy hiểm của biến thể DeltaWHO khẳng định virus SARSĐộng đất ở Maroc: Con số thương vong tăng mạnh lên hơn 400 ngườiCông an Bình Thuận thông tin về vụ tai nạn 'xôn xao mạng xã hội'Vụ giải cứu công dân ở Philippines: 60 người về nước vào sáng 30
下一篇:Quảng Ninh tập trung đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2025
- ·Bài học đắt giá của nữ CEO từng gọi vốn trên Shark Tank Việt Nam
- ·Việt Nam ủng hộ nghị quyết về vấn đề thành viên Liên hợp quốc của Palestine
- ·Mỹ, Đức và Anh kêu gọi giảm leo thang căng thẳng giữa Iran và Israel
- ·Tổng thống Nga Putin ký sắc lệnh động viên một phần tại Nga
- ·Sóc Bom Bo
- ·Đại dương nóng kỷ lục đang châm ngòi thảm họa thời tiết khắp thế giới
- ·Hàn Quốc, Mỹ lần đầu tập trận chung sử dụng máy bay tàng hình F
- ·Nhật Bản: Thêm 4 trường hợp nhiễm COVID
- ·Khởi tố vụ án hai ô tô tông nhau ở Đồng Nai khiến 4 người chết
- ·Moderna tuyển 30.000 người thử nghiệm vắcxin phòng COVID
- ·Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo thông báo quyết định từ chức
- ·Vụ tai nạn đường sắt ở Ấn Độ: Số người thương vong tăng lên trên 1.000 người
- ·Ngày 5/1: Giá cao su trong nước ổn định, sàn giao dịch duy trì mức thấp
- ·Cựu Thủ tướng Nhật Bản Abe Shinzo bị bắn vào ngực khi đang phát biểu
- ·Cơn địa chấn mang tên Omicron và làn sóng dịch COVID
- ·Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến người lao động như thế nào?
- ·Bộ Nội vụ thống nhất nghỉ 7 ngày Tết Nguyên đán 2024
- ·Hơn 190.000 người chết vì nCoV toàn cầu
- ·Động đất tại Nhật Bản: Số người thiệt mạng tăng lên con số 81
- ·Bắc Mỹ sắp được chứng kiến nhật thực toàn phần
- ·Truy tìm nhóm thanh niên tông ngã cả gia đình, dọa đánh nạn nhân
- ·Apple nộp phạt hơn 13 triệu USD tại Nga
- ·Các nước phản ứng ra sao trước thông tin Nga có vắcxin COVID
- ·Phần Lan có thể quyết định về khả năng gia nhập NATO trong tháng 5
- ·Ngày 6/1: Giá cà phê trong nước neo cao, hồ tiêu ở mức 150.000 đồng/kg
- ·WHO cảnh báo làn sóng lây nhiễm mới COVID
- ·Khai mạc Chợ Tết Công đoàn
- ·Anh: Thủ đô London lắp đặt máy bán khẩu trang tại nơi công cộng
- ·Khai mạc Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 43 tại Jakarta
- ·HĐBA LHQ thông qua nghị quyết then chốt về khủng hoảng Gaza
- ·Thời tiết hôm nay 4/1: Bắc Bộ lạnh, Trung Bộ mưa rào, Nam Bộ nắng gián đoạn
- ·El Salvador xây dựng thành phố Bitcoin đầu tiên trên thế giới
- ·Động đất mạnh 5,6 độ rung chuyển bờ Thái Bình Dương của Nicaragua
- ·Nga: Hố băng vĩnh cửu lớn nhất thế giới ở vùng Viễn Đông đang tan chảy
- ·90 triệu dân, 128 triệu thuê bao di động
- ·Bạo động khiến ít nhất 15 người thiệt mạng tại Papua New Guinea