当前位置:首页 > Nhận Định Bóng Đá

【lich bóng đa hôm nay】Hệ quả từ giao dịch dân sự vô hiệu

Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định,ệquảtừgiaodịchdnsựvhiệlich bóng đa hôm nay giao dịch dân sự vi phạm về điều kiện chủ thể, mục đích, hình thức thì vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

Tòa xét xử một vụ việc tranh chấp hợp đồng dân sự.

Vô hiệu vì nhiều lý do… 

Tòa án địa phương vừa tuyên bố vô hiệu đối với một hợp đồng của bà T. với ông A. vì vi phạm quy định của luật.

Tòa cho rằng các bên thỏa thuận về diện tích, điều kiện chuyển nhượng theo Bộ luật Dân sự và Luật Đất đai là đúng quy định pháp luật. Tuy nhiên, về giá chuyển nhượng thực tế là 320 triệu đồng, nhưng các bên ghi trong hợp đồng là 100 triệu đồng nhằm mục đích giảm thuế là không đúng quy định.

Căn cứ quy định của pháp luật dân sự, Hội đồng xét xử đã tuyên hủy hợp đồng giữa bà T. với ông A; đề nghị các bên phải hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. 

Năm 2018, ông A., ngụ thị trấn Nàng Mau, huyện Vị Thủy, có mua một mảnh đất với diện tích 72m2 của bà T., ở ấp 4, thị trấn Nàng Mau, với số tiền 320 triệu đồng. Đây là số tiền chuyển nhượng thực tế, bởi giữa ông và bà T. có thỏa thuận khác về giá chuyển nhượng ghi trong hợp đồng là 100 triệu đồng nhằm giảm nghĩa vụ thuế.

Sau khi hợp đồng được xác lập, ông A. tiến hành các thủ tục chuyển quyền. Tuy nhiên, khi ông vừa hoàn thành nghĩa vụ thuế cho Chi cục Thuế huyện Vị Thủy thì lúc này bà T. không đồng ý bán đất và đề nghị hủy hợp đồng mua bán giữa ông A. với bà T. Do không thỏa thuận được nên cả hai phát sinh tranh chấp và khởi kiện nhau ra tòa.

Hay như một trường hợp tương tự xảy ra trên địa bàn huyện Châu Thành. Theo đó, bà Đ. vay của bà H. số tiền 200 triệu đồng; khi giao dịch, hai bên có làm hợp đồng cam kết, lãi suất vay theo mức lãi suất ngân hàng với điều kiện vay kèm theo là chuyển quyền sử dụng đất từ bà Đ. sang bà H.

Sau đó, bà Đ. đã giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bà H. và làm hợp đồng chuyển nhượng cho bà H. (thực chất là không có việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà chỉ là vay tiền). Việc bà Đ. vay và quyền sử dụng đất chuyển sang tên bà H. các con bà Đ. không biết.

Đến năm 2020, bà Đ. đã đóng lãi được 20 triệu đồng, tuy nhiên, sau đó bà yêu cầu bà H. giao trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và bà sẽ trả lại tiền đã vay thì bà H. không đồng ý. Lúc này, bà Đ. khởi kiện yêu cầu hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất với bà H.

Qua xem xét các tình tiết, tòa cấp sơ thẩm cũng đã tuyên hủy hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa bà Đ. và bà H. do hợp đồng không có việc chuyển nhượng thực tế.

Hậu quả pháp lý nào khi giao dịch vô hiệu ?

Hiện nay, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện như: Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập; chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện; mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội… thì vô hiệu.

Từ quy định chung đó, Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định cụ thể từng loại giao dịch dân sự bị vô hiệu như: Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội (Điều 123); giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo (Điều 124); giao dịch dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn (Điều 126); giao dịch dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép (Điều 127); giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình (Điều 128); giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức (Điều 129)…

Theo quy định của pháp luật, các giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận (trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả).

Để tránh các rắc rối có thể phát sinh, người dân khi thực hiện việc mua bán, chuyển nhượng tài sản, nhất là tài sản có giá trị lớn như đất đai, nhà cửa, để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của mình, người dân cần thực hiện đúng các quy định pháp luật, đặc biệt là nghĩa vụ thuế để tránh những rủi ro khi có phát sinh tranh chấp có thể dẫn đến hợp đồng vô hiệu. 

Giao dịch dân sự vô hiệu do giả tạo

 

Điều 124 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, khi các bên xác lập giao dịch dân sự một cách giả tạo nhằm che giấu một giao dịch dân sự khác thì giao dịch dân sự giả tạo vô hiệu, còn giao dịch dân sự bị che giấu vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp giao dịch đó cũng vô hiệu theo quy định của bộ luật này hoặc luật khác có liên quan. Trường hợp xác lập giao dịch dân sự giả tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba thì giao dịch dân sự đó vô hiệu.

 

Bài, ảnh: Đ.BẢO

分享到: