【thứ hạng của malmö ff】Dự kiến đề xuất nâng trần chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ
Dự kiến tăng trưởng kinh tế, thu chi, bội chi ngân sách nhà nước (NSNN) giai đoạn 2021 - 2025, Chính phủ đã báo cáo Bộ Chính trị, Quốc hội, chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có xu hướng tăng nhanh và còn có nguy cơ vượt ngưỡng 25% vào những năm đầu và cuối giai đoạn (2021, 2024 và 2025) nhưng xét tổng thể giai đoạn 2021 - 2025, bình quân chỉ tiêu này vẫn trong giới hạn 25%.
Cụ thể, năm 2021, chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ là 27,4%, năm 2022 là 20,1%, năm 2023 là 19,3%, năm 2024 là 25,7% và năm 2025 là 31,2%.
Được biết, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu NSNN duy trì trong giới hạn được Quốc hội cho phép, bình quân giai đoạn 2015 - 2020 là khoảng 18,6% (so với mức trần không quá 25%).
Theo Bộ Tài chính, chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ có nguy cơ vượt ngưỡng 25% là do nhiệm vụ vay vốn tăng cao để bù đắp bội chi cho đầu tư phát triển và trả nợ gốc trong những năm qua và dự kiến trong thời gian tới. Bên cạnh đó, tình hình thu NSNN gặp nhiều khó khăn cũng đã ảnh hưởng tới các chỉ tiêu này.
Để kiểm soát chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ, thời gian qua, Bộ Tài chính đã tích cực thực hiện cơ cấu lại danh mục nợ của Chính phủ thông qua việc đa dạng kỳ hạn phát hành, tập trung phát hành kỳ hạn dài. Năm 2016 và 2019 đã thực hiện hoán đổi trái phiếu trong danh mục nợ.
Trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ trình Quốc hội xem xét, phê duyệt điều chỉnh nâng trần chỉ tiêu trả nợ trực tiếp của Chính phủ giai đoạn 2021 - 2025 cao hơn mức 25% thu NSNN, hoặc điều chỉnh phạm vi tính nghĩa vụ trả nợ của Chính phủ (như chỉ bao gồm trả lãi theo thông lệ quốc tế).
Đồng thời, thực hiện nghiêm chủ trương của Bộ Chính trị tại Nghị quyết 07-NQ/TW, theo đó “bảo đảm cân đối ngân sách tích cực, giảm dần tỷ lệ bội chi NSNN, hướng tới cân bằng thu - chi NSNN”, giảm áp lực huy động vốn vay để cân đối NSNN khiến gánh nặng nợ gia tăng. Các mục tiêu về tăng trưởng, bội chi, đầu tư công cũng cần đảm bảo đồng bộ, thống nhất với mục tiêu an toàn nợ (bao gồm cả chỉ tiêu trần nợ cũng như chỉ tiêu trả nợ của Chính phủ/thu NSNN).
Bộ Tài chính cũng sẽ xem xét điều chỉnh cơ chế, chính sách để bố trí một phần NSNN trả nợ gốc, qua đó giảm gánh nặng nợ; tích cực triển khai nghiệp vụ quản lý nợ chủ động đối với danh mục nợ trong nước (nhằm giảm đỉnh nghĩa vụ trả nợ đến hạn các năm 2021, 2024 và 2025); cân nhắc thực hiện đối với danh mục nợ nước ngoài của Chính phủ như hoán đổi, mua lại công cụ nợ trước hạn…
Đối với các khoản vay mới, Bộ Tài chính sẽ tính toán sử dụng công cụ nợ với kỳ hạn phù hợp để giãn lịch trả nợ gốc đều qua các năm./.
Minh Anh
(责任编辑:Cúp C2)
- Đón xuân rực rỡ với dịch vụ vận chuyển mai, đào Tết 2025 cùng Vietjet
- Sai tháng sinh trong căn cước công dân phải làm sao?
- Con ung thư, cha phụ hồ nức nở cầu xin trong vô vọng
- Cụ bà 80 tuổi còng lưng chăm con gái thần kinh, cháu trai tai nạn
- Sức mạnh tổ hợp tên lửa kết hợp pháo phòng không Pantsir
- Xót thương nữ sinh mồ côi cha, nhà quá nghèo không có tiền chữa bệnh
- Trao hơn 177 triệu đồng đến bé Bảo Trâm mồ côi cha, mắc tim bẩm sinh
- Bạn đọc ủng hộ các hoàn cảnh khó khăn 10 ngày cuối tháng 10/2020
- Đấu giá lại 11 biển số ô tô 'siêu đẹp' vào ngày 15/9
- Làm sao để đổi tên cho con
- “Cảm ơn các cô chú đã thương con”
- Agribank dành 3 tỷ đồng hỗ trợ đồng bào miền Trung
- Sập cầu tạm ở Trà Vinh khi dùng 2 xe tải để thử tải
- Chị Lê Thị Hằng cùng các con tiếp tục được bạn đọc ủng hộ
- Nên làm gì khi điện thoại thông minh bị lỗi sạc
- Triển vọng tài chính Mỹ rất mờ mịt
- Trao gần 50 triệu đồng đến gia đình có 4 mẹ con mắc bệnh hiểm nghèo
- Trao gần 120 triệu đồng cho bé Ngọc My
- Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Quyết tâm đổi mới mạnh mẽ vì sự phát triển của đất nước
- Mẹ nghèo xúc động nhận hơn 172 triệu đồng do bạn đọc ủng hộ