Khả năng sản xuất trong nước kém?ìsaohàngTrungQuốcdụđượckhálịch thi đấu bóng đá trực tuyến hôm nay
Theo định nghĩa mới về khái niệm chất lượng của các nhà quản lý hiện nay, một món hàng hoá có chất lượng phải đạt 3 yếu tố: thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng; giá cả hợp lý và giao hàng đúng hạn, kịp thời. Nếu đem phân tích các loại hàng hóa của Trung Quốc thì cả ba yếu tố này đều đạt, thậm chí vượt yêu cầu.
Đầu tiên và dễ nhận thấy là thế mạnh của hàng Trung Quốc là rất đa dạng, phong phú về chủng loại, mẫu mã, màu sắc, giá thành rẻ. Có thể nói không ngoa rằng nếu Nhật, Hàn, Đài… có thứ gì thì Trung Quốc có thứ đó, thậm chí mẫu mã, màu sắc còn phong phú hơn. Ấy vậy mà giá bán chỉ bằng khoảng 1/3, đôi khi còn rẻ hơn nữa cho mỗi sản phẩm có cùng đặc tính chủng loại.
Bên cạnh những sản phẩm cơ khí, điện tử cao cấp, các mặt hàng tiêu dùng khác như vải vóc, quần áo may sẵn, da giày, đồng hồ, đồ trang trí bàn thờ, đồ chơi trẻ em… cũng rất được người tiêu dùng Việt Nam ưa chuộng. Phải thừa nhận rằng những mặt hàng tiêu dùng đơn giản của Trung Quốc cũng rất hấp dẫn.
Tuy nhiên, bên cạnh vấn đề giá thì vấn đề chất lượng hàng hóa cũng là một yếu tố để các doanh nghiệp có thể nâng cao sức cạnh tranh. Khi người tiêu dùng ngày càng thông thái, họ sẽ có ưu tiên lựa chọn những mặt hàng chất lượng tốt. Nếu hàng nước ta có giá cao hơn nhưng chất lượng tốt hơn hàng Trung Quốc thì vẫn có thể cạnh tranh.
Đối với lĩnh vực may mặc, vấn đề trở lại chiếm lĩnh sân nhà đã được bàn bạc nhiều lần nhưng theo các doanh nghiệp trong ngành, cánh cửa cạnh tranh tại thị trường nội địa chỉ thực sự mở khi ngành may mặc trong nước giải được bài toán nguyên phụ liệu.
Nhiều doanh nghiệp cho rằng cũng rất khó cạnh tranh với hàng Trung Quốc vì hàng Trung Quốc có chi phí đầu vào thấp, nguyên phụ liệu rẻ, vào Việt Nam theo đường tiểu ngạch nên không phải đóng thuế. Đa số hàng này bán tại các sạp chợ, cửa hàng thời trang nên cũng không chịu thuế; không tốn chi phí xây dựng thương hiệu… và chiết khấu cao nên vẫn có đất sống riêng. Trong tình cảnh cạnh tranh “trực diện” còn khó thì không ít cửa hàng sử dụng chiêu “hô biến” quần áo thời trang Trung Quốc thành hàng Việt càng khiến hàng trong nước “mất lòng” người tiêu dùng.
Đối với các sản phẩm gia dụng tiện lợi, thông minh, đa chức năng như bếp nướng bằng gas, bếp từ, chảo chiên hai mặt, cây lau nhà đa năng... thì doanh nghiệp Việt lại càng “chào thua”. Không ít doanh nghiệp Việt Nam ngại đầu tư cho thiết kế sản phẩm vì việc tốn thời gian, tốn tiền và rủi ro cao.
Do đó, họ chọn cách an toàn hơn, là nhận lắp ráp hoặc phát triển mẫu mã sản phẩm từ những thiết kế có sẵn của nước ngoài. Trong đó, việc đặt hàng gia công từ các xưởng sản xuất của Trung Quốc là ưu tiên số một do giá gia công và nguyên phụ liệu rẻ.
Chạy theo lợi nhuận, hàng Việt “hụt hơi”
Trước hàng loạt các thông tin về mức độ nguy hại, nhiễm hóa chất của hàng Trung Quốc, người tiêu dùng đã bắt đầu có phản ứng cảnh giác và “nói không” với hàng Trung Quốc kém chất lượng. Tuy nhiên, ngay cả khi các mặt hàng nông sản, thực phẩm Trung Quốc bị “tẩy chay” thì cơ hội để nông sản Việt “phất lên” vẫn rất kém.
Với thời tiết thuận lợi, cây trái, rau củ Việt Nam rất phong phú, nguồn giống tốt. Thậm chí Thái Lan, Trung Quốc cũng phải nhập giống cây trồng của Việt Nam. Tuy nhiên, công nghệ sản xuất quá cũ, manh mún khiến chất lượng rau củ, trái cây không đồng đều, sản lượng bấp bênh nên không cạnh tranh được với hàng nước ngoài.
Nhiều người tiêu dùng muốn chọn mua nông sản, thực phẩm Việt lại lo ngại thương lái, người sản xuất chỉ quan tâm đến lợi nhuận. Mờ mắt vì “một vốn bốn lời” mà họ sử dụng nhiều hóa chất để hoa quả, rau củ “chín ép”, bị thu hoạch sớm dẫn đến chất lượng kém, tồn dư hóa chất… Với thị trường phân phối có qui trình quản lí khá lỏng lẻo thì khách hàng cũng phải chấp nhận một sự thật cho dù có là “người thông thái” cũng khó để phân biệt được thực, hư xuất xứ của hàng hóa.
Ông Tạ Quang Minh - Cục trưởng Cục Sở hữu Trí tuệ lo ngại, trước đây hàng giả thường là hàng nội giả hàng ngoại, hàng nội giả hàng nội, thì giờ xuất hiện cả hàng ngoại giả hàng ngoại, hàng ngoại giả hàng nội được sản xuất ở nước ngoài nhập lậu vào trong nước để trục lợi.
Ở nhiều ngành hàng do các doanh nghiệp Việt không thể sản xuất được khiến người tiêu dùng không có nhiều lựa chọn. Còn với phụ gia thực phẩm trôi nổi, nhiều người người tiêu dùng đã nói "không" nhưng kênh tiêu thụ chính vẫn là nhà hàng, quán ăn. Với mức lợi nhuận “khủng” từ việc sử dụng các chất phụ gia “phù phép” của Trung Quốc, người bán hàng cũng bất chấp những cảnh báo về mức độ độc hại ảnh hưởng đến sức khỏe của khách hàng. (Còn nữa)
Khánh An - Bảo Vũ