【kèo cá cược tây ban nha】Phóng viên hiện trường chia sẻ về lễ kỷ niệm Chiến thắng phátxít
Phóng viên chụp ảnh cùng Đại tá Liên Xô
Sự kiện quan tâm của truyền thông quốc tế
Mặc dù năm nay,ệntrườngchiasẻvềlễkỷniệmChiếnthắkèo cá cược tây ban nha chính quyền Nga quyết định không mời lãnh đạo các nước tới dự lễ kỷ niệm 74 năm Chiến thắng chủ nghĩa phátxít (ngoại trừ vị khách danh dự là Tổng thống đầu tiên của Cộng hòa Kazakhstan Nursultan Nazarbaiev - người đã tuyên bố từ chức cách đây chưa lâu), song lễ kỷ niệm vẫn là một sự kiện mang tầm cỡ quốc tế, thu hút sự quan tâm của gần 1.300 phóng viên của Nga và các hãng thông tấn, báo chí quốc tế lớn như CNN, AP, Tân Hoa xã, NHK...
Danh sách phóng viên được Ban tổ chức duyệt cấp thẻ để tham gia đưa tin về sự kiện quan trọng này có 1.225 phóng viên, kỹ thuật viên người Nga (trong đó có nhiều phóng viên của TASS - đối tác gần gũi của TTXVN) và người nước ngoài, trong đó có 2 phóng viên Việt Nam. Vì số lượng phóng viên đăng ký đông như vậy nên Ban tổ chức đã không quản "thức khuya, dậy sớm" hơn thường lệ để phục vụ cánh phóng viên.
Giờ làm việc ở Nga ngày bình thường bắt đầu vào lúc 9 giờ song từ mùng 7-5 đến 9-5, Ban tổ chức đã bố trí lực lượng làm việc từ 6 giờ 30 sáng để đảm bảo việc cấp thẻ tác nghiệp tại chỗ cho phóng viên.
Dù đã có sự "linh động" đặc biệt như vậy, dòng người xếp hàng chờ lấy thẻ có lúc kéo dài cả trăm mét, dọc theo đại lộ Zubovski, nơi đặt trụ sở chính của hãng thông tấn quốc tế lớn nhất của Xứ sở Bạch Dương thời điểm này là Nước Nga ngày nay.
Trò chuyện với một đồng nghiệp đến từ báo Tokyo Simbun đang đứng "giết thời gian" bằng việc lướt web, tôi thực sự ngạc nhiên trước sự kiên trì của cậu phóng viên đến từ đất nước Mặt trời mọc.
Kurita Akira cho biết riêng trong đợt cao điểm này, cậu đã ba lần xếp hàng chờ đợi như thế. Khuôn mặt không hề tỏ ra mệt mỏi vì phải dậy sớm xếp hàng, anh bạn đồng nghiệp mới quen chìa cho tôi xem chiếc thẻ mà Ban tổ chức đã cấp cho anh để vào đưa tin hiện trường những ngày diễn ra các buổi tập và cuộc Tổng diễn tập hai hôm trước.
Để được vào tác nghiệp, ngoài việc phải có hộ chiếu và thẻ phóng viên do Bộ Ngoại giao Nga cấp, phóng viên còn phải tự làm bản khai điện tử trên cổng thông tin kremlin.ru, sau khi Trưởng đại diện của họ tại Nga phải soạn Thư đăng ký tác nghiệp (có đóng dấu và chữ ký) gửi tới Cục Thông tin-báo chí của Phủ Tổng thống Nga trước thời điểm diễn ra sự kiện ít nhất 3 tuần.
Dù phải chờ gần hai tiếng để đến lượt mình, tôi vẫn nằm trong số những người may mắn nhận được thẻ tác nghiệp vào đúng lúc hết giờ phát thẻ mà Ban tổ chức đã thông báo từ trước. Vượt qua màn kiểm tra an ninh gắt gao, cùng với một số phóng viên thuộc nhóm gần áp chót (sau chúng tôi vẫn còn hơn 100 phóng viên nữa đang nóng lòng chờ đến lượt), chúng tôi nhận thẻ và chạy ngay ra bãi, nơi hàng chục chiếc xe khách với dòng chữ lớn "Russia" đang nổ máy chờ sẵn.
Dòng xe nối đuôi nhau chạy một mạch theo hành trình đã định mà không gặp bất kỳ một trở ngại nào, kể cả... tín hiệu đèn giao thông. Đơn giản vì tuyến đường đã được tạm thời phong tỏa, lại có thêm xe cảnh sát dẫn đường.
Khoảng 15 phút sau, đoàn xe tiến gần đến khu vực "tập kết" và bắt đầu đi chậm lại. Từ trong xe, chúng tôi lại có thêm cơ hội tận mắt xem dàn quân nhạc cả nghìn người đang nghiêm túc tập luyện trước giờ G.
9 giờ 40 phút, đội ngũ tham gia buổi lễ trên Quảng trường Đỏ đã chỉnh tề, những chiếc xe ôtô điện cuối cùng được Ban tổ chức bố trí đưa đón cựu chiến binh cùng thân nhân của họ cũng đã rời khỏi khu vực trước lễ đài.
Dù đã được anh em đồng nghiệp "bật mí" trước về khả năng "mất sóng" khi vào tác nghiệp ở những sự kiện như thế này, song chúng tôi vẫn tranh thủ ít phút trước giờ G để dẫn hiện trường, xử lý hình ảnh và tìm cách gửi tin về.
Nếu là ngày thường thì mạng wifi, 3G, 4G ở đây rất sẵn, nhưng hôm nay thì khác, "thế giới phẳng" bỗng tạm thời trở thành "không gian đóng." Mọi nỗ lực với điện thoại thông minh và laptop đều bất thành.
Cảm xúc của những người trong cuộc
Tôi thực sự ấn tượng bởi một giọng nam trầm ấm vang lên trên Quảng trường ngay trước khi đồng hồ điện Kremlin điểm 10 tiếng. Lễ diễu binh bắt đầu với nhóm quân nhân mang quốc kỳ Nga diễu qua lễ đài trong tiếng nhạc hùng tráng. Không ai bảo ai, cả khán đài đứng dậy trang nghiêm dõi theo lá cờ Tổ quốc. Diễn biến tiếp theo của buổi lễ đã được phản ánh khá đầy đủ trên các trang báo những ngày qua.
Một số chi tiết nhỏ giúp buổi lễ thêm trang trọng như việc cả khán đài hơn một lần đứng dậy, bỏ mũ sau khi Tổng thống Nga Vladimir Putin đề nghị "một phút im lặng" cũng như sau khi ông Putin kết thúc bài phát biểu và quốc ca Nga được cử lên.
Xe điện chở các cựu chiến binh. (Ảnh: Hồng Quân-Vietnam+)
Cùng với những giai điệu quen thuộc của "Kachiusa," "Thời thanh niên sôi nổi," "Ngày chiến thắng"... được dàn nhạc "sống" trình diễn, tất cả dường như đều mang lại cho những người tham gia một cảm giác xúc động, chân thành và một động lực để phấn đấu.
Trong lúc tác nghiệp, tôi kịp nhận ra một số gương mặt chính khách "thân quen trên truyền hình" đi lại rất gần chỗ tác nghiệp của phóng viên như Thủ tướng Medvedev, Ngoại trưởng Lavrov, Chủ tịch Đảng Cộng sản Liên bang Nga Ziuganov, Chủ tịch đảng Dân chủ tự do Zirinovski...
Trả lời phỏng vấn của phóng viên, một số người dân Nga cho rằng cuộc chiến tranh Vệ quốc vĩ đại đã đi qua 74 năm, song việc gìn giữ và khơi dậy lòng yêu nước luôn cần thiết. Họ có chung nhận định rằng "Cuộc duyệt binh như một lời cảm tạ của thế hệ trẻ đối với cha ông, những người đã làm nên chiến thắng lịch sử trước chủ nghĩa phátxít" và "sự kiện này giúp khơi dậy niềm tự hào dân tộc, giúp giáo dục tinh thần yêu nước của người dân".
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/038a799553.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。