发布时间:2025-01-27 09:34:57 来源:88Point 作者:Nhận Định Bóng Đá
Luật PPP: Dự ánBT sẽ được quản chặt hơn
Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội,íchcầuđầutưcôngvàDựánBTsẽđượcquảnchặthơtỷ số u23 ả rập xê út Thường trực Ủy ban Kinh tếđã sửa đổi, bổ sung quy định liên quan đến dự án BT theo hướng chặt chẽ hơn tại dự án Luật PPP.
Theo chương trình dự kiến, trong phiên họp bắt đầu từ ngày 23/3 tới đây, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội sẽ cho ý kiến về một số vấn đề lớn của dự án Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP).
Sau thảo luận lần đầu ở kỳ họp Quốc hội cuối năm 2019, dự án luật được cho là rất khó này đã được tiếp thu thêm một bước, chuẩn bị trình Quốc hội xem xét, thông qua tại kỳ họp thứ 9 giữa năm 2020.
Về những vấn đề lớn của dự án luật, trong phân loại hợp đồng dự án PPP, đại biểu còn lo ngại về các quy định đối với hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT) và đề nghị quy định chặt chẽ về phương thức quản lý, phương thức thanh toán và các quy định khác đối với dự án BT, bảo đảm xử lý được các vấn đề tiêu cực như đã phát sinh trong thời gian qua.
Giải trình ý kiến đại biểu, Chính phủ cho biết để phù hợp với bản chất PPP, Chính phủ dự kiến tiếp thu theo hướng gắn trách nhiệm bảo trì dài hạn, hỗ trợ đơn vị tổ chức, vận hành công trình đối với nhà đầu tưthực hiện hợp đồng BT. Đồng thời, dự kiến bổ sung tối đa các quy định chặt chẽ tại Nghị định số 63/2018/NĐ-CP và Nghị định số 69/2019/NĐ-CP vào dự thảo Luật. Bên cạnh đó, quy định rõ phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá, lựa chọn nhà đầu tư trong dự án BT đối với từng phương thức thanh toán.
Cũng về nội dung này, Thường trực Uỷ ban Kinh tế giải trình cụ thể hơn. Theo đó, dự thảo luật mới nhất quy định tại khoản 3 Điều 12 (Quy trình thực hiện dự án PPP) về việc lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán là một bước bắt buộc trong quy trình thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT, làm cơ sở để tổ chức lựa chọn nhà đầu tư.
Dự thảo cũng bổ sung điểm e khoản 2 Điều 13 (Thẩm quyền quyết định chủ trương đầu tư dự án PPP) về thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT có tổng mức đầu tư tương đương dự án nhóm A theo pháp luật về đầu tư công trở lên có sử dụng quỹ đất để thanh toán. Bổ sung tại Điểm đ khoản 2 Điều 15 (Lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP) về dự kiến phương thức thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT trong nội dung báo cáo nghiên cứu tiền khả thi. Bổ sung tại khoản 6 Điều 20 (Nội dung báo cáo nghiên cứu khả thi) về dự kiến sử dụng tài sản công, quyền khai thác, kinh doanh công trình, dịch vụ để thanh toán cho nhà đầu tư đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT.
Điều 26 (Lập, thẩm định thiết kế và dự toán đối với dự án áp dụng loại hợp đồng BT) được bổ sunbg quy định về cơ quan có thẩm quyền lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế và dự toán đối với dự án BT. Tại khoản 3 Điều 42 (Phương pháp và tiêu chuẩn đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển) bổ sung quy định đối với dự án BT áp dụng sơ tuyển, hồ sơ mời sơ tuyển cần quy định tiêu chuẩn sơ bộ về năng lực, kinh nghiệm của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư, xây dựng, nhà ở, kinh doanh bất động sảnvà pháp luật có liên quan để thực hiện dự án khác.
Dự thảo luật cũng đã bổ sung quy định tại khoản 3 Điều 46 (Phân loại hợp đồng dự án PPP) về việc nhà đầu tư trong dự án áp dụng loại hợp đồng BT sau khi chuyển giao công trình cho cơ quan ký kết hợp đồng thì vẫn phải chịu trách nhiệm bảo trì dài hạn, hỗ trợ tổ chức, đơn vị vận hành công trình.
Thường trực Uỷ ban thẩm tra cũng nhấn mạnh, cần tiếp tục nghiên cứu, rà soát, kiến nghị sửa đổi, bổ sung tại các luật liên quan nhằm minh bạch hơn nữa trong quản lý, bảo đảm xử lý được các vấn đề tiêu cực đối với việc triển khai thực hiện dự án áp dụng loại hợp đồng BT .
Báo cáo của Thường trực Uỷ ban Kinh tế phân tích, về đấu thầudự án BT và đấu giákhu đất để thanh toán, hiện nay các dự án BT đa số là do nhà đầu tư tạm ứng kinh phí để thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng để tạo quỹ đất và phần lớn quỹ đất thanh toán đều chưa hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng. Trong khi đó, Luật Đất đai quy định “giá trị quyền sử dụng đất được xác định tại thời điểm giao đất”, nên có khả năng giá đất phải được xác định lại tại thời điểm ban hành quyết định giao đất, gây ảnh hưởng đến việc tính toán lợi nhuận đầu tư của nhà đầu tư, ảnh hưởng đến quá trình kêu gọi đầu tư.
Cơ quan thẩm tra nhấn mạnh việc cần rà soát quy định pháp luật về trình tự, thủ tục sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư khi thực hiện dự án theo phương thức BT. Uỷ ban cũng đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật PPP và sửa đổi, bổ sung Luật Đấu thầu, Luật Đấu giá tài sản, quy định đấu thầu đồng thời dự án BT và đấu thầu (hoặc đấu giá) “quỹ đất, trụ sở làm việc” thanh toán dự án BT để lựa chọn đồng thời nhà đầu tư dự án BT và nhà đầu tư “dự án khác”; đơn vị trúng thầu là đơn vị có hiệu số giữa giá đấu giá tài sản, trừ đi giá bỏ thầu thực hiện dự án cao nhất…
Tuy nhiên, trong Thường trực Uỷ ban Kinh tế cũng còn có ý kiến đề nghị dừng việc triển khai mới các dự án áp dụng loại hợp đồng BT và không quy định trong Luật này, vì dự án BT không hoàn toàn đúng bản chất của dự án PPP, nếu không gắn trách nhiệm của nhà đầu tư trong việc bảo trì dài hạn, hỗ trợ tổ chức, đơn vị vận hành công trình.
Bởi thực tiễn triển khai các dự án BT thời gian qua cũng bộc lộ nhiều hạn chế, vướng mắc như xác định chưa chính xác giá trị công trình BT, giá trị quỹ đất gây thất thoát lớn, chưa bảo đảm công khai, minh bạch, cạnh tranh trong lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án…. Trong bối cảnh chưa xem xét sửa đổi, bổ sung quy định tại Luật Đất đai và quy định tại một số luật liên quan một cách phù hợp thì có thể dẫn đến thất thoát lớn về nguồn lực đất đai tại các địa phương.
Chốt cứng tiến độ triển khai thu phí đường bộ tự động không dừng
Dự án thu phí sử dụng đường bộ tự động không dừng theo hình thức hợp đồng BOO giai đoạn II với nhà đầu tư do Tập đoàn Viettel đứng đầu sẽ phải hoàn thành trong năm 2020.
Đây là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ để tháo gỡ vướng mắc trong triển khai Dự án thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử tự động không dừng giai đoạn II (Dự án BOO2) vừa diễn ra vào đầu tuần này.
Tổng công ty VIDIFI bắt đầu áp dụng thu phí không dừng tại hai làn giữa tại các trạm thu phí trên cao tốc Hà Nội - Hải Phòng. Ảnh: Đức Thanh |
Tại cuộc họp, Thủ tướng nhấn mạnh, việc triển khai thu phí dịch vụ sử dụng đường bộ theo hình thức điện tử không dừng tại các trạm thu phí BOT đường bộ là chủ trương lớn, là quyết tâm của Quốc hội, Chính phủ. Thủ tướng Chính phủ đã thường xuyên yêu cầu, chỉ đạo Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) và các đơn vị liên quan triển khai thực hiện nhiệm vụ này.
Gần đây nhất, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ ngày 24/12/2019, Thủ tướng đã yêu cầu trong năm 2020 phải triển khai hoạt động thu phí tự động đối với các trạm BOT thuộc Dự án BOO2 có tổng mức đầu tư 1.234 tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Bộ GTVT, cho đến nay, việc triển khai Dự án vẫn đang có nhiều vướng mắc, không bảo đảm lộ trình đề ra. Trong đó, nguyên nhân chính đến từ Liên danh nhà đầu tư Viettel - Vietinf - VVT - ITD được Tổng cục Đường bộ Việt Nam lựa chọn là nhà đầu tư và đã ký Hợp đồng thực hiện Dự án BOO2 vào ngày 5/7/2019. Đến nay, sau hơn 7 tháng, nhà đầu tư đã không thực hiện được biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng, không thành lập được doanh nghiệpdự án theo quy định và không triển khai thực hiện dự án đúng tiến độ (hoàn thành trước ngày 31/12/2019).
Được biết, trong hồ sơ dự thầu, Viettel đã thống nhất với 3 nhà đầu tư trong liên danh là sẽ nắm 49% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án. Tuy nhiên, sau khi trúng thầu, Bộ Quốc phòng và Viettel lại muốn nắm tới 65% vốn điều lệ của doanh nghiệp dự án. Sự thay đổi này không nhận được sự chấp thuận của các thành viên trong liên danh còn lại khiến Dự án BOO2 chậm được triển khai.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đánh giá cao Bộ GTVT đã nghiêm túc kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm; các đối tác tham gia dự án đã bàn bạc, đi đến thống nhất trong việc triển khai dự án.
“Bộ GTVT và các đơn vị liên quan cần rút kinh nghiệm sâu sắc. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Quốc hội một cách toàn diện về việc triển khai hệ thống thu phí tự động không dừng thời gian qua cũng như khẳng định quyết tâm và những giải pháp triển khai thực hiện trong thời gian tới”, Thủ tướng chỉ đạo.
Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông - Vận tải và các bộ, đơn vị liên quan tiếp tục thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Thông báo số 08/TB - VPCP (ngày 9/1/2020), hoàn thành giai đoạn II việc thu phí sử dụng đường bộ bằng hình thức điện tử không dừng trên toàn quốc ngay trong năm 2020.
Điểm tích cực đối với Dự án BOO 2 là đến sát thời điểm cuộc họp Thường trực Chính phủ diễn ra, Bộ GTVT đã thúc đẩy để thành lập xong một liên danh, trong đó Tập đoàn Viettel góp 86% vốn để thực hiện lắp đặt hệ thống thu phí không dừng tại 33 trạm thu phí trên một số tuyến quốc lộ và đường cao tốc.
Tại cuộc họp, Thủ tướng đã đánh giá cao nỗ lực và quyết tâm của Bộ GTVT, Viettel trong việc tháo gỡ các vướng mắc để triển khai Dự án BOO2 theo đúng chỉ đạo.
Cụ thể, trong đề xuất mới nhất gửi cơ quan chức năng, các thành viên trong liên danh đã thống nhất điều chỉnh danh sách cổ đông sáng lập doanh nghiệp dự án với tỷ lệ vốn góp trong doanh nghiệp dự án mới lần này là Viettel (86%), Vietinf (12%) và ITD (2%), đồng thời thống nhất các nguyên tắc cơ bản về cơ chế tổ chức, điều hành doanh nghiệp dự án.
Viettel cũng kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép liên danh, doanh nghiệp dự án đề xuất điều chỉnh công nghệ và phương án tài chínhtrên nguyên tắc tốt hơn và không ảnh hưởng đến tiến độ Dự án.
Nhà đầu tư số 1 Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ viễn thông, công nghệ thông tin khẳng định, nếu chủ trương doanh nghiệp dự án được phê duyệt trước tháng 4/2020, Viettel chắc chắn sẽ hoàn thành Dự án BOO2 trong năm 2020. Đồng thời, Viettel cho biết là đã nghiên cứu, tìm hiểu và sẽ áp dụng công nghệ mới để phục vụ cho phát triển giao thông thông minh trong tương lai.
Phú Yên dự kiến xây dựng Khu cơ quan nhà nước mới
Việc đầu tư xây dựng cơ quan nhà nước mới của tỉnh Phú Yên nhằm mục đích đưa các Sở, ban ngành tập trung về một vị trí, tránh dàn trải, tạo điều kiện cho người dân và doanh nghiệp tiết kiệm thời gian và chi phí đi lại. Đồng thời, tạo ra quỹ đất mới dành cơ hội cho các dự án đầu tư.
Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Phú Yên, ông Huỳnh Lữ Tân cho biết, Sở Xây dựng vừa tổ chức hội nghị lấy ý kiến về dự thảo đề án Xây dựng tập trung các trụ sở cơ quan nhà nước của tỉnh. Mục tiêu của đề án là sắp xếp lại trụ sở làm việc của các cơ quan hành chính cấp tỉnh hiện có đang nằm phân tán ở các khu vực của thành phố Tuy Hòa.
Hiện nay các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên đang nằm phân tán, việc xây dựng Khu cơ quan nhà nước tập trung sẽ tạo ra quỹ đất lớn để thu hút đầu tư, nhất là các vị trí này nằm ven biển |
Hiện nay các cơ quan nhà nước tỉnh Phú Yên đang nằm phân tán, việc xây dựng Khu cơ quan nhà nước tập trung sẽ tạo ra quỹ đất lớn để thu hút đầu tư, nhất là các vị trí này nằm ven biển
Theo ông Huỳnh Lữ Tân, đề án đã điều tra, đánh giá hiện trạng trụ sở làm việc của các cơ quan nhà nước cấp tỉnh và thống kê số người làm việc tại các cơ quan này để xác định cơ cấu sử dụng đất, quy mô xây dựng khu mới. Đơn vị thực hiện đề án cũng xác định giá trị tài sản các cơ quan nhà nước hiện có, nhằm dự kiến nguồn vốn thu được từ việc bán quyền sử dụng đất và tài sản trên đất, cân đối thu chi cho việc xây dựng khu hành chính mới.
Tổng mức đầu tư xây dựng khu cơ quan nhà nước mới khoảng 473 tỷ đồng, trong khi giá trị đất - tài sản thanh lý của các cơ quan hiện tại dự kiến di dời khoảng 3.477 tỷ đồng.
Theo ghi nhận, đại diện các sở, ban ngành của tỉnh, đại diện các cơ quan nằm trong phạm vi nghiên cứu của đề án đã tập trung cho ý kiến về các nội dung như: thiết kế xây dựng khu cơ quan nhà nước mới; số cơ quan - đơn vị nằm rải rác ngoài phạm vi nghiên cứu; số biên chế - hợp đồng đang làm việc ở các đơn vị... Từ ý kiến của các đại biểu, đơn vị chủ trì sẽ có báo cáo HĐND trong kỳ họp sắp tới.
“Chủ trương quy hoạch dự án các trụ sở cơ quan nhà nước tập trung đã được Tỉnh ủy, Ủy ban chỉ đạo từ năm 2018. Từ ý kiến các Sở, ngành, các nhà khoa học, Sở sẽ hoàn thiện dự thảo và trình kỳ họp Hội đồng nhân dân sắp tới. Nếu Hội đồng nhân dân thông qua, dự án sẽ được trình Chính phủ để xin ý kiến triển khai các bước tiếp theo”, ông Tân cho biết.
Để có quỹ đất và vị trí xây dựng công trình, theo ông Tân, sẽ tiến hành thu hồi khoảng 10 ha của Đại học Phú Yên hiện tại.
Đầu tư 332 tỷ đồng xây cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô, kết nối Vĩnh Phúc và Phú Thọ
Thủ tướng Chính phủ vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư dự án cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ, sử dụng ngân sách địa phương.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý UBND tỉnh Vĩnh Phúc là cơ quan chủ trì triển khai đầu tư dự án cầu Vĩnh Phú qua sông Lô kết nối tỉnh Vĩnh Phúc và Phú Thọ (bao gồm lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư và phê duyệt dự án), sử dụng ngân sách địa phương.
UBND tỉnh Vĩnh Phúc phối hợp với UBND tỉnh Phú Thọ tiếp thu ý kiến của các Bộ, tổ chức triển khai thực hiện dự án theo đúng các quy định của pháp luật có liên quan, đảm bảo hiệu quả đầu tư, chống thất thoát, lãng phí.
Cầu Vĩnh Phú bắc qua sông Lô có chiều dài 500 m, rộng 12 m với vận tốc thiết kế 80 km/h. Điểm đầu tuyến tại vị trí giao với đê tả sông Lô, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc, điểm cuối tuyến tại đường Trần Phú, TP Việt Trì, tổng mức đầu tư 332 tỷ đồng, thời gian thi công 18 tháng.
Việc đầu tư dự án cầu qua sông Lô tại vị trí bến phà Đức Bác sẽ đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân, rút ngắn thời gian lưu thông, đảm bảo an toàn giao thông, kết nối giao thương, phát triển kinh tế - xã hội của vùng, đồng thời là biểu tượng quan hệ đoàn kết giữa 2 tỉnh.
Ào ạt xin làm điện khí LNG quy mô khủng: Dự án to, lo lắng nhiều
Nhiều dự án điện chạy khí LNG đã được các nhà đầu tư đề xuất trong khoảng 1 năm trở lại đây như một giải pháp để bổ sung nguồn điện mới.
Ngày 4/3 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý điều chỉnh các dự án Nhà máy Nhiệt điện Long An I và Long An II đã có trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh, từ sử dụng nhiên liệu than sang dùng nhiên liệu khí LNG, với tổng công suất sau khi chuyển đổi là 3.000 MW.
Nhiều nhà đầu tư và địa phương đang quan tâm phát triển các dự án nhiệt điện chạy khí LNG. |
Trước đó, vào tháng 12/2019, Thủ tướng Chính phủ cũng đã đồng ý bổ sung Trung tâm Nhiệt điện LNG Bạc Liêu, quy mô 3.200 MW, sử dụng khí LNG vào Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia 2011 - 2030. Tỉnh Bạc Liêu sau đó cũng nhanh chóng trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư cho Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd (DOE Singapore) để triển khai thực hiện dự án này.
Xa hơn chút nữa, vào tháng 11/2019, Bộ Công thương và Tập đoàn AES (Hoa Kỳ) đã ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc triển khai thực hiện Nhà máy Điện khí Sơn Mỹ 2, sử dụng khí LNG với quy mô 2.200 MW.
Tuy nhiên, danh sách dự án điện sử dụng khí LNG được đề xuất tới các cấp không chỉ có các dự án được nhắc tới ở trên.
Trong giới đầu tư làm năng lượng đang có trên 10 dự án điện dùng khí LNG với quy mô công suất không hề nhỏ, thấp cũng xấp xỉ cả 1.000 MW và lớn lên tới 6.000 MW.
Trong báo cáo của Bộ Công thương trình Chính phủ mới đây đã thừa nhận, hiện có nhiều nhà đầu tư và địa phương quan tâm phát triển các dự án nhiệt điện sử dụng LNG nhập khẩu.
Cụ thể, ngoài các trung tâm/cụm điện khí LNG đã được quy hoạch và bổ sung Quy hoạch với công suất 9.200 MW, hiện còn có 9 trung tâm/cụm điện khí LNG mới đang được nghiên cứu ở các giai đoạn khác nhau với tổng công suất xấp xỉ 34.000 MW.
Ngoài ra, còn có 2 đề xuất chuyển đổi nhiên liệu sử dụng từ than/dầu sang sử dụng LNG với tổng công suất sau chuyển đổi là 5.700 MW là Nhà máy Nhiệt điện dầu Hiệp Phước và Trung tâm Điện lực Long An vừa được Chính phủ đồng ý như thông tin đã đưa.
So với công suất hệ thống điện hiện có là khoảng 58.000 MW ở thời điểm này, các đề xuất dự án điện khí LNG lên tới gần 50.000 MW, cho thấy sự đổ bộ của các dự án điện LNG chả kém cạnh gì so với làn sóng vào điện mặt trời và điện gió trong 2 năm qua.
Lẽ dĩ nhiên, hậu thuẫn cho sự đổ bộ này là lý do điện từ khí LNG sạch, không ô nhiễm hay tàn phá môi trường như các nguồn điện than, dầu hay thủy điện.
Khi được tỉnh Bạc Liêu trao Quyết định chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, nhà đầu tư là Công ty TNHH Delta Offshore Energy Pte. Ltd. đặt kế hoạch, đến cuối tháng 12/2020 sẽ hoàn thành khâu chuẩn bị đầu tư dự án và trong 3 năm tiếp theo triển khai việc xây lắp khu tiếp nhận, lưu trữ LNG và trạm tái hóa khí, đường đưa khí vào bờ và vận hành tổ máy tua-bin khí giai đoạn I (750 MW) vào cuối năm 2023. Sau đó, nhà đầu tư tiếp tục xây lắp và đưa vào vận hành các tổ máy còn lại của dự án để đạt đủ công suất 3.200 MW trước tháng 12/2027.
Bình luận về tiến độ triển khai dự án mà nhà đầu tư đưa ra, các chuyên gia đến từ lĩnh vực năng lượng lẫn một số nhà tư vấn môi giới dự án và thu xếp tài chính cho rằng, có những thách thức nhất định về thời gian.
“Việc đàm phán giá điện sẽ thực hiện theo đúng hướng dẫn hiện hành của Bộ Công thương, theo đó, hồ sơ dự án đã được duyệt phải có trước khi đàm phán. Tuy nhiên, với dự án có quy mô lớn như Bạc Liêu thì ngay trong năm 2020 phải có Báo cáo khả thi là điều không dễ”, một chuyên gia nói và cho hay, dựa trên chi phí đầu tư, dòng tiền vào - ra, lợi nhuận nhất định, tỷ lệ chiết khấu… sẽ ra giá mua điện. Ra bao nhiêu mua bấy nhiêu nhưng không được vượt quá giá trần được Bộ Công thương hay Thủ tướng phê duyệt. Còn việc nhà đầu tư hứa 7 UScent/kWh rồi thì phải ráng mà cố.
Các nhà đầu tư khác cũng cho rằng, do Chính phủ khẳng định không cấp bảo lãnh nào, nên chuyện làm nhà máy điện độc lập đòi hỏi nhà đầu tư phải rất nỗ lực. “Bỏ ra mấy tỷ USD để làm dự án, trong đó vay nước ngoài lớn mà không có bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, thì khi có các tình huống bất ngờ xảy ra, nhà đầu tư sẽ không dễ dàng xử lý được dòng tiền của mình”, ông Nguyễn B, người từng làm đại diện cho một số quỹ đầu tư vào lĩnh vực năng lượng sạch chia sẻ.
Vẫn theo ông này, nguồn khí cấp cho dự án cũng phải đảm bảo 20-25 năm và phải tính hết các biến động chứ không thể chỉ nhìn vào giá dầu thế giới hiện ở mức 30-35 USD/thùng mà tự tin cho cả đời dự án. “Giá LNG về dài hạn được các tổ chức dự báo ở mức 10 USD/triệu BTU, khi đó giá điện cũng phải quanh mức 9 UScent/kWh, chứ không thể ít hơn”, vị này nói.
Đà Nẵng tiếp tục bán nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh
Ngày 17/3, thông tin từ Sở Xây dựng Đà Nẵng cho biết đã có thông báo chấp thuận đề xuất mở bán nhà ở xã hội giai đoạn 2 (2 tòa B1, B1A) Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh.
Ngày 11/3/2020, Sở Xây dựng Đà Nẵng tiếp nhận Thông báo số 143 TB/GRE-KD từ Công ty cổ phần Địa ốc Xanh Sài Gòn Thuận Phước đề xuất việc tiếp tục mở bán nhà ở xã hội giai đoạn 2 (2 tòa B1, B1A) Dự án Khu chung cư nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh.
Hai khối nhà chung cư B1 và B1A đưa ra thị trường 338 căn hộ. Hiện hai khối nhà đã xây dựng gần hoàn tất, công nhân đang dọn dẹp công trường, làm các hạng mục khác theo qui định |
Hai khối nhà chung cư B1 và B1A đưa ra thị trường 338 căn hộ. Hiện hai khối nhà đã xây dựng gần hoàn tất, công nhân đang dọn dẹp công trường, làm các hạng mục khác theo qui định
Dự án có quy mô gồm 8 tòa nhà chung cư cao từ 12-15 tầng với gần 2.000 căn hộ. Dự án gồm nhiều tiện ích như: khu dịch vụ thương mại, khu thể thao, siêu thị mini, sân vui chơi trẻ em, trường mầm non, công viên cây xanh.
Dự án Khu chung cư Nhà ở xã hội tại Khu công nghiệp Hòa Khánh được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: Xây dựng 2 tòa nhà chung cư E1 và E2 cao 12 tầng với 550 căn hộ có diện tích từ 32,37 m2 đến 66,3 m2, 28 ki ốt thương mại; Giai đoạn 2: Xây dựng 2 tòa nhà chung cư B1 và B1A cao 15 tầng với 448 căn hộ có diện tích từ 30 đến 53 m2, 12 ki ốt thương mại và khu dịch vụ thể thao, sân bóng đá, trường mầm non; Giai đoạn 3: Xây dựng 4 tòa nhà chung cư E3, E4, B2, B2A cao 12-15 tầng với 998 căn hộ có diện tích từ 30m2 đến 66,3 m2 và khu dịch vụ thương mại.
Theo đại diện chủ đầu tư, hiện tiến độ thi công công trình giai đoạn 2 đã hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Diện tích căn hộ từ 28,87m2 đến 34,08m2 có giá bán căn hộ 9.417.000 đồng/m2 (giá bán đã bao gồm 5% thuế giá trị gia tăng chưa tính phí bảo trì 2%). Số tiền căn hộ được tính giá bình quân nhân với hệ số tầng. Như vậy, giá một căn hộ từ hơn 270 triệu đồng.
Đối tượng đăng ký mua nhà ở xã hội là người lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng chưa sở hữu nhà, đất không phải diện đóng thuế thu nhập cá nhân, đối với người hộ khẩu ngoại tỉnh đang công tác tại thành phố Đà Nẵng có hợp đồng lao động, tham gia bảo hiểm xã hội và có sổ tạm trú trên 1 năm.
Theo đó, thời gian tiếp nhận hồ sơ đăng ký từ ngày 11/3 đến ngày 22/4/2020. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ tại văn phòng Công ty CP Địa ốc xanh Sài Gòn Thuận Phước tại lô 1418 đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Hải Châu.
Đã có lối ra cho việc nâng cấp hệ thống đường băng sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất
Việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất sẽ được sớm được triển khai bằng nguồn vốn đầu tư công.
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong Thông báo số 99/TB – VPCP ngày 16/3/2020 thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tại cuộc họp về việc đầu tư cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất.
Nhiều điểm hư hỏng đã xuất hiện tại đường cất hạ cánh S1, Cảng hàng không quốc tế Nội Bài. |
Theo đó, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất (dự án) là cần thiết, cấp bách và phải có giải pháp quyết liệt, căn cơ để đầu tư ngay nhằm bảo đảm an ninh, an toàn hoạt động hàng không.
Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan khảo sát, đánh giá, thẩm định để lập hồ sơ xác định tính cấp bách của nhiệm vụ này; trên cơ sở đó căn cứ các quy định về dự án khẩn cấp của Luật Đầu tư công 2019 để xem xét, quyết định theo thẩm quyền và chịu trách nhiệm việc triển khai dự án, bảo đảm kịp thời, hiệu quả, đúng quy định của pháp luật.
Về nguồn vốn, Phó Thủ tướng đồng ý bố trí nguồn vốn đầu tư công theo quy định để sớm triển khai Dự án như đề xuất của các Bộ, cơ quan tại cuộc họp.
Đối với kế hoạch năm 2020, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT tính toán, xác định nhu cầu vốn cụ thể; rà soát, điều chỉnh trong tổng số vốn đã được giao trong kế hoạch năm 2020 để cân đối vốn cho dự án.
Đối với số vốn còn thiếu cần bổ sung, giao Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ GTVT tổng hợp chung trong phương án phân bổ sử dụng nguồn tăng thu ngân sách trung ương năm 2019, bảo đảm phù hợp với khả năng giải ngân của dự án, báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định. Trên cơ sở đó, Bộ GTVT thực hiện việc bổ sung danh mục Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 đối với dự án theo đúng quy định.
Liên quan đến việc bố trí vốn giai đoạn 2021 – 2025, Bộ GTVT cân đối số vốn còn lại của dự án trong Kế hoạch đầu tư công trung hạn của Bộ; gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính tổng hợp chung, báo cáo cấp có thẩm quyền theo quy định.
Về phương án lâu dài, Phó Thủ tướng giao Bộ GTVT chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan nghiên cứu các phương án xử lý sau, trong đó, lưu ý báo cáo rõ cơ sở pháp lý, tính khả thi và thẩm quyền quyết định; trên cơ sở đó, lựa chọn phương án khả thi, tối ưu nhất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Các phương án được xem xét, đánh giá bao gồm việc giao Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - ACV quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý (trong đó có đường cất hạ cánh và đường lăn tại cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất ) theo hình thức đầu tư tăng vốn Nhà nước tại ACV để tăng vốn điều lệ của ACV trên cơ sở cổ đông Nhà nước góp vốn bằng tài sản kết cấu hạ tầng hàng không do Nhà nước đầu tư, quản lý không tính vào giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa ACV, bảo đảm phù hợp với quy định pháp luật và chủ trương của Đảng, Nhà nước.
Hai là, việc đầu tư đường cất hạ cánh và đường lăn tại các cảng hàng không theo hình thức đầu tư đối tác công tư. Ba là, việc sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật theo hướng giao ACV chịu trách nhiệm đầu tư, duy tu, bảo dưỡng hạ tầng khu bay.
Vào đầu tháng 1/2020, tại văn bản số 265/BGTVT – KHĐT, Bộ GTVT đã đề nghị Thủ tướng xem xét, bổ sung bổ sung danh mục và bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước trong giai đoạn 2016-2020 khoảng 950 tỷ đồng; phần vốn còn lại sẽ bố trí kế hoạch vốn ngân sách nhà nước trung hạn giai đoạn 2021-2025 khoảng 3.202 tỷ đồng để tiếp tục thực hiện. Cần phải nói thêm rằng, sau khi cổ phần hóa ACV, hệ thống đường cất hạ cánh, đường lăn thuộc tài sản thuộc sở hữu Nhà nước, không tính vào giá trị doanh nghiệp của ACV, Nhà nước chịu trách nhiệm đầu tư, quản lý tài sản này.
Do phải khai thác vượt tần suất thiết kế, tiếp nhận nhiều loại máy bay thế hệ mới với tải trọng và áp suất bánh hơi lớn (như A350-900, B787-9, B787-10) nên từ năm 2017 đến nay hệ thống sân đường khu bay sân bay Tân Sơn Nhất đã bị xuống cấp và ngày càng nghiêm trọng, cần phải cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế kết cấu hoàn toàn. Tương tự như sân bay Tân Sơn Nhất, đường cất hạ cánh 1B và các đường lăn nối bằng bê tông xi măng tại Nội Bài cũng đã bị quá tải và hư hỏng nặng cần phải cải tạo, nâng cấp hoặc thay thế kết cấu hoàn toàn.
Trước đó, ACV đã có văn bản gửi Bộ GTVT và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đề xuất các cơ chế, chính sách cần thiết để có thể huy động 4.152 tỷ đồng cho việc cải tạo, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng khu bay đang xuống cấp trầm trọng tại 2 cảng hàng không quốc tế lớn nhất là Tân Sơn Nhất và Nội Bài.
Đơn vị đang khai thác 21 sân bay trên khắp cả nước tính toán, tổng nhu cầu vốn cho Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống khu bay sân bay Tân Sơn Nhất, trong đó trọng tâm là việc cải tạo, nâng cấp đường cất hạ cánh 25R/07L, bằng kết cấu mặt đường bê tông nhựa, kích thước 3.049,45 x 45,72 m là 1.876 tỷ đồng. Đối với sân bayy Nội Bài, nhu cầu vốn cho Dự án cải tạo, nâng cấp hạ tầng khu bay với ưu tiên số 1 là nâng cấp đường cất hạ cánh 11R/29L (1B) bằng kết cấu bê tông nhựa, kích thước 3.800 x 45m là 2.276 tỷ đồng.
Trong khi chờ cơ chế quản lý, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được cấp có thẩm quyền phê duyệt và trong bối cảnh ngân sách Nhà nước không có kế hoạch cấp vốn cho 2 dự án, ACV đề nghị Chính phủ cho phép sử dụng nguồn chênh lệch thu – chi từ khai thác tài sản khu bay do ACV đang tạm quản lý, khai thác trong giai đoạn từ năm 2019 đến khi Đề án quản lý, sử dụng, khai thác tài sản kết cấu hạ tầng hàng không được phê duyệt để đầu tư. Trong trường hợp còn thiếu, ACV sẽ tạm ứng bằng nguồn tiền tích lũy từ hoạt động sản xuất kinh doanh của ACV, có tính yếu tố sử dụng vốn với chi phí sử dụng theo lãi suất tiền gửi ngân hàngcó kỳ hạn.
Với tổng nguồn tiền được tích lũy từ hoạt động SXKD trong giai đoạn 2019 – 2025 lên tới 84.762 tỷ đồng, ACV khẳng định là sẽ đảm bảo cân đối đủ nguồn tiền để bổ sung phần chênh lệch thiếu còn lại để thực hiện 2 dự án.
Kích cầu đầu tư công: Thúc dự án trọng điểm, đẩy nhanh giải ngân vốn
Kích cầu đầu tư công lành mạnh thời kỳ “hậu dịch” là giải pháp quan trọng để tăng năng lực cho nền kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng.
Một loạt dự án trọng điểm, từ các dự án mở rộng Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất, Nội Bài, xây dựng mới Cảng hàng không quốc tế Long Thành, đường cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đến Dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ… đã được “gọi tên” trong Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 4/3 của Thủ tướng Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất - kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19.
Mở rộng Sân bay Nội Bài là một trong những dự án trọng điểm cần sớm thực hiện. Ảnh: Đức Thanh |
Dễ hiểu vì sao các dự án này được nhấn mạnh, bởi đây đều là các dự án quan trọng, cấp bách, có tính kết nối và lan tỏa vùng, miền. Thậm chí, không chỉ có ý nghĩa hóa giải điểm nghẽn về hạ tầng giao thông, các dự án này khi hoàn thành còn tạo động lực cho nền kinh tế, tạo tiền đề cho tăng trưởng và phát triển cho giai đoạn sau. Chưa kể, chỉ riêng khoản đầu tư không nhỏ của các dự án trọng điểm này khi được đưa vào giải ngân cũng sẽ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang đe dọa việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng GDP 6,8% của năm nay.
“Với nền kinh tế Việt Nam, động năng tăng trưởng nằm ở việc gia tăng sản lượng sản xuất, gia tăng đầu tư, nhưng đã 3 năm nay, đầu tư công không có dự án mới, rất chậm, tắc nghẽn trong triển khai. Vậy vấn đề nằm ở đâu?”, ông Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương nói.
Là Tổng tư lệnh của cơ quan tham mưu cho Chính phủ về phát triển kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng, trong các cuộc họp gần đây về các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trước tác động của dịch Covid-19, cũng rất sốt ruột trước tình trạng này.
Không chỉ với các dự án hạ tầng giao thông, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng rất sốt ruột khi các dự án công nghiệp quy mô lớn, đóng vai trò động lực cho tăng trưởng, như các dự án nhiệt điện Thái Bình 2, Long Phú I, Sông Hậu, các dự án điện khí, năng lượng tái tạo, hệ thống truyền tải điện, quy hoạch phát triển điện lực quốc gia... cũng rất chậm triển khai.
Thủ tướng Chính phủ đã chỉ thị, phải đẩy nhanh tiến độ các dự án này. Thậm chí, phương án thay đổi hình thức đầu tư, từ PPP sang đầu tư công, rồi chuyển sang hình thức chỉ định thầu cũng đã được tính đến. Đây là biện pháp được Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho là cần thiết, để vừa đẩy mạnh kích cầu đầu tư công lành mạnh thời kỳ “hậu dịch”, không ảnh hưởng đến ổn định vĩ mô, vừa sớm có thêm các công trình hạ tầng thiết yếu, tạo tác động lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững.
“Không được chậm trễ nữa”, Thủ tướng chỉ đạo.
Vì không được để chậm trễ, chiều 12/3, Thường trực Chính phủ đã có cuộc họp để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thành phần tuyến cao tốc Bắc - Nam, tuyến cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ. Tại cuộc họp này, Bộ Giao thông - Vận tải đã đề xuất phương án chuyển đổi hình thức đầu tư từ PPP sang đầu tư công đối với một số dự án cấp bách nhằm sử dụng hiệu quả tối đa nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ đầu tư, sớm đưa công trình vào sử dụng, từ đó góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng.
Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý với đề xuất trên và nhấn mạnh cần sớm có báo cáo chính thức, trình cấp có thẩm quyền, với tinh thần là phải bảo đảm tiến độ, thời gian, chất lượng.
Vốn đầu tư công vốn đã rất hạn hẹp và thực tế là rất nhiều bộ, ngành, địa phương mong muốn “xí” được một phần của miếng bánh đó. Nhưng rất lạ, dù nguồn lực hạn chế, tiền có sẵn, song việc giải ngân nguồn vốn này luôn chậm trễ. Tình trạng này đã kéo dài, đến mức Thủ tướng Chính phủ gọi đó là một “điểm nghẽn” của nền kinh tế.
Năm ngoái vẫn còn hơn 100.000 tỷ đồng chưa tiêu hết. Năm nay sẽ có trên 500.000 tỷ đồng vốn đầu tư theo kế hoạch. Chưa kể, khoản vốn ODA mà các đối tác phát triển đã cam kết còn hơn 20 tỷ USD chưa được đưa vào thực hiện. Chỉ riêng việc đưa được các khoản vốn này vào giải ngân, nền kinh tế đã có thêm lực để vượt qua sóng gió của dịch Covid-19.
Thế nhưng, theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ước giải ngân kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020 tính đến hết ngày 29/2/2020 mới đạt trên 34.700 tỷ đồng, bằng 7,38% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao (cùng kỳ đạt 3,89% kế hoạch Quốc hội giao và đạt 4,52% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao).
So với năm ngoái, tốc độ giải ngân trong 2 tháng đầu năm nay đã cao hơn. Tuy nhiên, báo cáo Chính phủ, Bộ Kế hoạch và Đầu tư thừa nhận: giải ngân vốn đầu tư công “vẫn ở mức thấp”. Nguyên nhân có lẽ do đây mới là những tháng đầu năm, các bộ, ngành và địa phương còn tập trung giải ngân nốt phần vốn của năm 2019.
Bên cạnh đó, một số bộ, ngành, địa phương hiện mới cơ bản hoàn thành việc phân khai chi tiết kế hoạch vốn năm 2020 được giao. Chưa kể, còn do sự thiếu hụt lao động tại các công trường xây dựng, doanh nghiệp cung cấp thiết bị xây dựng do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Có một điểm tích cực hơn năm ngoái, đó là việc giao vốn kế hoạch năm 2020 đã được hoàn thành ngay từ cuối năm ngoái. Và ngay từ đầu năm, các bộ, ngành, địa phương cũng đã rốt ráo phân bổ vốn kế hoạch cho các dự án. Tuy nhiên, tính đến hết tháng 2/2020, vẫn còn 5 bộ, cơ quan trung ương và 9 địa phương chưa phân bổ hết kế hoạch đầu tư vốn ngân sách nhà nước năm 2020, với tổng số vốn chưa phân bổ là 24.261,014 tỷ đồng.
Số tiền còn lại không lớn, song trong Chỉ thị 11/CT-TTg, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư, giao hết kế hoạch vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước năm 2020 ngay trong tháng 3/2020. Cùng với đó, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công còn lại của năm 2019 và năm 2020.
Để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, một hội nghị trực tuyến của Chính phủ dự kiến sẽ được tổ chức trong tháng 3 này. Khi đó, trách nhiệm của người đứng đầu trong triển khai thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công sẽ được “truy” đến cùng. Thủ tướng Chính phủ cũng đã nói, sẽ “có chế tài xử lý nghiêm nếu để chậm trễ”. Với những động thái này, kỳ vọng việc giải ngân vốn đầu tư công sẽ được đẩy mạnh.
相关文章
随便看看