Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Lập pháp Lê Hải Đường và Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh chủ trì hội thảo
Hội thảo đã nhận được 10 tham luận của các chuyên gia,ộithảothựctrạngvềtổchứcvagravehoạtđộngcủaQuốchộtrận đấu rennes các nhà khoa học, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội. Các tham luận đã tập trung phân tích, đánh giá thực trạng và phương hướng, giải pháp đổi mới tổ chức, nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; phân tích đánh giá quan điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội từ năm 1991 đến nay.
Toàn cảnh hội thảo “Thực trạng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội”
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu khai mạc hội thảo
Quốc hội thuộc nhánh quyền lực lập pháp có tổ chức bộ máy khác xa với 2 nhánh quyền lực hành pháp và tư pháp. Trong khi nhánh quyền lực hành pháp có cơ cấu tổ chức mang tính chất chuyên môn hóa cao, ngoài cơ quan Chính phủ ra còn có nhiều cơ quan khác (bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ) có tính độc lập tương đối theo từng lĩnh vực, nhóm lĩnh vực; có hệ thống dọc từ Trung ương xuống địa phương. Trong khi đó, lập pháp chỉ có 1 cơ quan duy nhất là Quốc hội, không có hệ thống dọc, nhưng phạm vi hoạt động là toàn bộ xã hội. |
TS. Bùi Ngọc Thanh Nguyên Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội |
Tại hội thảo, các đại biểu đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện cơ cấu tổ chức và hoạt động của đoàn đại biểu Quốc hội; giải pháp hoàn thiện vị trí pháp lý, tiêu chuẩn, cơ cấu, thành phần đại diện, số lượng đại biểu Quốc hội. Đồng thời, đại biểu cũng phân tích đánh giá thực trạng và phương hướng, giải pháp đổi mới cơ sở bầu cử đại biểu Quốc hội trong Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
ThS. Đặng Đình Luyến, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật phát biểu phân tích đánh giá quan điểm, chủ trương của Đảng về tổ chức và hoạt động của Quốc hội từ năm 1991 đến nay
Các chuyên gia, các nhà khoa học, lãnh đạo, nguyên lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội dự hội thảo
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ dự kiến cơ cấu, thành phần và phân bổ số lượng ĐBQH được bầu ở mỗi cơ quan, tổ chức Trung ương và mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương mà không dự kiến cả số lượng người được ứng cử như hiện nay. Các cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân bổ người ứng cử phải giới thiệu có số dư, không giới thiệu tròn như hiện nay. Theo đó, với mỗi cơ cấu cần giới thiệu ít nhất 2 người ứng cử để Ủy ban Mặt trận hiệp thương lựa chọn lấy một người để đưa vào danh sách chính thức những người ứng cử. Riêng khối đại biểu chuyên trách có thể không giới thiệu gấp đôi, nhưng vẫn cần phải có số dư. |
TS. Nguyễn Văn Pha Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội |
Về giải pháp nâng cao chất lượng, các điều kiện đảm bảo hoạt động của Quốc hội và đại biểu Quốc hội, ThS. Ngô Tự Nam, nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu cho biết, các Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội đã quy định rõ hơn, cụ thể hơn chế độ hoạt động phí, chế độ tiền lương, thù lao tham gia hoạt động Quốc hội, chế độ khoán thư ký giúp việc, chế độ đào tạo và bồi dưỡng…
Tiếp tục nghiên cứu việc lựa chọn đại biểu và việc bồi dưỡng năng lực hoạt động cho cho đại biểu là việc có ý nghĩa quan trọng. Đại biểu Quốc hội cần được đảm bảo chế độ như nơi làm việc, phương tiện làm việc, chế độ đi lại, chế độ bảo vệ sức khỏe… nhưng quan trọng nhất để có sự “công nhận” của cử tri thì bản thân mỗi đại biểu phải có trình độ, phương pháp làm việc khoa học, thật sự khách quan, vô tư, có đóng góp tích cực, thiết thực vào hoạt động chung của Quốc hội. |
ThS. Ngô Tự Nam Nguyên Phó Trưởng ban Công tác đại biểu của Quốc hội |
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác đại biểu Nguyễn Tuấn Anh cho biết, hội thảo là một trong các hoạt động nằm trong kế hoạch nghiên cứu khoa học năm 2023 của đề tài cấp bộ: Tiếp tục hoàn thiện cơ cấu tổ chức Quốc hội nước ta hiện nay đáp ứng yêu cầu xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa theo tinh thần Văn kiện Đại hội XIII của Đảng”. Thay mặt Ban chủ nhiệm đề tài, đại biểu Nguyễn Tuấn Anh tiếp thu hoàn toàn các ý kiến đóng góp của chuyên gia, các đại biểu Quốc hội để hoàn thiện đề tài trước khi thông qua hội đồng khoa học.
Phó Trưởng ban Thường trực Ban Công tác Đại biểu Nguyễn Tuấn Anh phát biểu kết luận hội thảo