您的当前位置:首页 > World Cup > 【ketquade 11.net】Kiến tạo trường học hạnh phúc 正文

【ketquade 11.net】Kiến tạo trường học hạnh phúc

时间:2025-01-26 01:00:54 来源:网络整理 编辑:World Cup

核心提示

 Học sinh viết thư tri ânLan tỏaTheo đánh giá của GS. Hà Vĩnh Thọ, Chủ tịch Học viện Eurasia vì Hạnh ketquade 11.net

 Học sinh viết thư tri ân

Lan tỏa

Theo đánh giá của GS. Hà Vĩnh Thọ, Chủ tịch Học viện Eurasia vì Hạnh phúc và An lạc (ELI), sau thời gian triển khai “Trường học hạnh phúc”, các trường tham gia dự án tại Huế đã cho thấy những cải thiện đáng kể về nhiều mặt. Các đánh giá do Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế thực hiện đã nêu bật những tiến bộ về năng lực cảm xúc - xã hội và sức khỏe tinh thần tổng thể của cả học sinh và giáo viên. Nhận thức và khả năng phục hồi cảm xúc của giáo viên phát triển hơn, giúp họ xử lý các vấn đề trong lớp với sự đồng cảm và kiên nhẫn. Khả năng tự quản lý của học sinh tốt hơn, hỗ trợ việc điều chỉnh cảm xúc và đưa ra quyết định. Cảm thấy mình là một phần của cộng đồng và hòa nhập vào đó, học sinh sẽ có cảm giác như một gia đình hỗ trợ lẫn nhau, nạn bắt nạt sẽ ít đi.

Điều này đã củng cố mối quan hệ giữa giáo viên và học sinh, tạo ra bầu không khí tích cực, hỗ trợ và có lợi cho việc học. Ở nhà, phụ huynh cũng nhận thấy những thay đổi tích cực này ở con em mình: Hài lòng về trường lớp hơn, cải thiện các kỹ năng xã hội và cân bằng cảm xúc hơn… Dự án đã mang lại sự thay đổi toàn diện, biến không gian giáo dục thành môi trường nuôi dưỡng nhằm phát triển đồng thời về mặt xã hội, cảm xúc và học thuật.

Học sinh được khuyến khích tham gia những hoạt động nhóm để nuôi dưỡng cảm xúc 

Nhìn thấy hiệu quả tích cực mà trường học hạnh phúc mang lại, nhiều trường học khác ở TP. Huế cũng hướng tới xây dựng trường học hạnh phúc, dù không nằm trong dự án của ELI. Được tham gia dự án khi còn công tác tại Trường THCS Duy Tân và rất tâm đắc với mô hình này, bà Hoàng Thị Thủy đã áp dụng tại Trường THCS Nguyễn Chí Diểu khi làm hiệu trưởng ở đây. Không được tổ chức tập huấn bài bản như các trường tham gia dự án, Trường THCS Nguyễn Chí Diểu lan tỏa trong giáo viên và học sinh thông qua các buổi chào cờ, sinh hoạt hội đồng sư phạm, từ đó, phần nào thay đổi nhận thức, ứng xử, đạo đức…

Hiệu trưởng Hoàng Thị Thủy cho biết: “Các thầy cô biết quan tâm đến sức khỏe của mình, nói năng nhẹ nhàng hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn, sống chan hòa, luôn giữ thái độ tích cực. Kể cả học sinh cũng có sự kết nối, chia sẻ. Về không gian cảnh quan, chúng tôi trang trí lớp học bằng cây xanh, trồng cây trong vườn trường, hướng cho học sinh các hoạt động trải nghiệm để kết nối với thiên nhiên. Tuy nhiên, làm được đầy đủ theo lộ trình không phải dễ. Thay đổi nhận thức của cả trăm giáo viên, ngàn học sinh phải có quá trình, làm từng bước một”.

Trở lực

Quá trình xây dựng trường học hạnh phúc đối mặt với không ít thách thức. Theo PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Tâm lý và Giáo dục, Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế, khi triển khai ban đầu, khá nhiều giáo viên cảm thấy ý tưởng này khó thực hiện trong bối cảnh thực tế. Những áp lực công việc, khối lượng bài giảng lớn, mức thu nhập hạn chế và cơ sở vật chất chưa đáp ứng được kỳ vọng… khiến nhiều người hoài nghi về khả năng đạt được hạnh phúc trong môi trường giáo dục.

Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện, các mâu thuẫn nội tại cũng phát sinh do chưa có sự thấu hiểu và đồng thuận giữa các đồng nghiệp. Hành trình hướng đến mục tiêu “giáo viên hạnh phúc, phụ huynh hạnh phúc, học sinh hạnh phúc” đòi hỏi sự thay đổi từ nhiều phía. Tuy nhiên, không phải lúc nào sự hợp tác giữa nhà trường và gia đình cũng được thực hiện đồng bộ. Dù có nhiều thách thức, điều quan trọng là mỗi cá nhân cần nỗ lực không ngừng để cùng góp phần xây dựng môi trường học đường tích cực và hạnh phúc hơn.

Ban đầu, khi nghe đến việc xây dựng “trường học hạnh phúc”, nhiều giáo viên tỏ ra lo lắng, e ngại rằng đây có thể trở thành một nhiệm vụ bổ sung, làm tăng thêm gánh nặng công việc và chiếm nhiều thời gian của giáo viên. Tuy nhiên, sau khi được tập huấn và thực hành, họ nhận ra rằng chương trình này không yêu cầu thêm vào một hoạt động riêng biệt, mà được tích hợp một cách tự nhiên vào các công việc hàng ngày.

Các trường học đã khéo léo lồng ghép tinh thần “trường học hạnh phúc” vào nhiều hoạt động thường nhật, như lễ chào cờ, các buổi trải nghiệm hướng nghiệp, giờ đọc sách, kể chuyện, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, hay những dịp tri ân nhà giáo nhân ngày 20/11. Trước mỗi bài học, giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thực hành các bài tập hít thở, nhận diện và chia sẻ cảm xúc. Sau buổi học, các em cùng thảo luận về giá trị của bài học vừa học được. Những thay đổi tưởng chừng nhỏ bé này đã tạo ra tác động tích cực, không chỉ giúp giáo viên và học sinh cảm thấy thoải mái hơn mà còn góp phần nâng cao hiệu quả trong công việc giảng dạy và học tập hàng ngày.

Phó Hiệu trưởng Trường THPT Cao Thắng Đoàn Văn Tiến lưu ý, không phải khi xây dựng trường học hạnh phúc, học sinh hư là không la, không giáo dục, không cho điểm kém. Nhà trường phải có nội quy, kỷ luật mới duy trì nề nếp, nhưng áp dụng kỷ luật tích cực. Thông thường, trong lời nói khi không hài lòng thường có phê phán, chỉ trích, đánh vào đạo đức và làm cho người đối diện bị tổn thương. Trong dự án có bài thực hành “Giao tiếp phi bạo lực” áp dụng rất hiệu quả, phản ánh sự việc khách quan, tránh chỉ trích sẽ tránh xung đột. Trước đây, đôi khi vì áp lực thành tích, lãnh đạo chì chiết giáo viên, giáo viên chì chiết học sinh. Bây giờ cũng hướng đến thành tích nhưng cách làm không tạo thêm áp lực.

Phải xuất phát từ nhu cầu thực sự

Để lan tỏa việc xây dựng trường học hạnh phúc, không thể áp theo phong trào, điều này cần diễn ra một cách tự nhiên. Khi triển khai các hoạt động, dự án hoàn toàn tôn trọng các giáo viên, không ép buộc, bởi đây là nhu cầu tự thân nếu họ cảm thấy cần thiết. Ở phạm vi các trường cũng vậy. Xây dựng trường học hạnh phúc phải dựa trên nhu cầu thực sự và đặc điểm riêng của từng nhà trường. Quan trọng là mong muốn của mỗi trường, đặc biệt là người đứng đầu. Trường học hạnh phúc chỉ thực sự bền vững khi mỗi nhà trường có nhu cầu thực sự. Nếu quan niệm nó là phong trào, gượng ép thì chỉ mang tính hình thức.

Theo PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân, để thực hiện, cán bộ quản lý và giáo viên cần có kiến thức, kỹ năng, được tập huấn, bồi dưỡng, có người đồng hành, hỗ trợ. Nếu không, các trường sẽ lúng túng, chưa định hình rõ ràng cần làm thế nào. Trường đại học Sư phạm, Đại học Huế sẵn sàng đồng hành, hỗ trợ. Hiện nay, ELI đang xúc tiến các bước để tổ chức đào tạo Happy Schools online, từ đó, có thể tập huấn có nhiều giáo viên hơn.

GS. Hà Vĩnh Thọ cho rằng, việc nhân rộng mô hình “Trường học hạnh phúc” đòi hỏi một cách tiếp cận đa chiều, có khả năng thích ứng, lấy cộng đồng làm trung tâm và được xác thực về mặt khoa học. Trong đó, đào tạo cho giáo viên khả năng thích ứng là rất quan trọng, bởi mỗi môi trường giáo dục đều có nhu cầu riêng. Việc nhân rộng mô hình cũng cần dựa trên mối quan hệ chặt chẽ giữa trường học, phụ huynh và cộng đồng địa phương. Để thành công lâu dài, các bên liên quan gồm giáo viên, học sinh và phụ huynh phải cảm thấy được trao quyền trong khi tham gia thực hiện sáng kiến “Trường học hạnh phúc”.

Trước tình trạng bạo lực học đường đang có xu hướng gia tăng, việc xây dựng trường học hạnh phúc là điều cần thiết. Để tạo ra trường học hạnh phúc, những tác động ở trường là chưa đủ, còn cần đến sự đồng hành của gia đình, xã hội. Cụ thể, cha mẹ cần làm gương cho con noi theo. Từ đó hình thành cho trẻ các kỹ năng.

Việc lan tỏa mô hình trường học hạnh phúc là một quá trình dài hạn, không thể hoàn thành trong một sớm một chiều, bởi mỗi giáo viên, học sinh đều chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố khác nhau và có những hoàn cảnh riêng biệt. PGS.TS. Đinh Thị Hồng Vân chia sẻ: “Hạnh phúc không phải là một điểm đến, mà là cả một hành trình. Điều quan trọng nhất chính là sự chủ động kiến tạo của chúng ta.”