您的当前位置:首页 > Nhà cái uy tín > 【đội hình arsenal gặp tottenham】Sản phẩm mới phân vân hướng phát triển 正文

【đội hình arsenal gặp tottenham】Sản phẩm mới phân vân hướng phát triển

时间:2025-01-24 22:23:28 来源:网络整理 编辑:Nhà cái uy tín

核心提示

Một nhóm nữ sinh Trường THCS Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp sáng tạo tranh làm từ đội hình arsenal gặp tottenham

Một nhóm nữ sinh Trường THCS Long Thạnh,ảnphẩmmớiphnvnhướngphttriểđội hình arsenal gặp tottenham huyện Phụng Hiệp sáng tạo tranh làm từ mùn cưa, một sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ vừa thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, sản phẩm tưởng chừng rất có tương lai phát triển, lại có nguy cơ đem dự thi, làm vài bức xong, rồi... “giậm chân tại chỗ”.

Những bức tranh làm từ mùn cưa thành phẩm.

Sáng tạo mới lạ, kỳ công

Tại Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng cấp tỉnh lần thứ VIII năm 2021, tranh làm từ mùn cưa của các nữ sinh Trịnh Phương Linh, Hồ Thị Kim Ngân, Phạm Trần Minh Anh, hiện đang học lớp 9, Trường THCS Long Thạnh, đạt giải ba. Em Hồ Thị Kim Ngân kể: “Trên đường đi học hàng ngày, chúng em có đi ngang một trại mộc. Ở đó mùn cưa rơi rớt khắp nơi, tạo thành bụi bẩn gây ảnh hưởng tới môi trường. Chúng em đã nghĩ là mình có thể làm tranh từ mùn cưa, vừa tiết kiệm vừa có tính thẩm mỹ”.

Ý tưởng này được các em chia sẻ với cô Nguyễn Thị Thu Sương, giáo viên ngữ văn và cô Trần Thanh Trúc, giáo viên mỹ thuật của trường. Các cô đã ủng hộ và nhiệt tình hỗ trợ các em hiện thực hóa ý tưởng độc đáo này. Những ngày đầu làm tranh từ mùn cưa, nhóm nữ sinh gặp không ít khó khăn, nhất là trong khâu lựa chọn nguyên, vật liệu. Để có một bức tranh vừa đẹp, vừa bền, thì các nguyên, vật liệu được sử dụng phải thật phù hợp. Như để tạo màu sắc của bức tranh, nhóm đã thử qua nhiều loại màu nước, sơn, nhưng phải đến khi sử dụng màu thực phẩm, thì mới có được màu sắc ưng ý nhất.

Khi đã chọn được nguyên, vật liệu phù hợp, thì quá trình làm tranh từ mùn cưa cũng lắm gian nan. Để làm ra mỗi bức tranh, nhóm phải mất khoảng một tuần mới hoàn thành. Trước tiên, các em phải chọn được loại mùn cưa thích hợp, nếu muốn pha màu đẹp, mùn cưa phải có màu sáng. Sau đó, nhóm phơi khô mùn cưa và lược lấy mùn cưa mịn để pha màu. Các em cho màu trực tiếp vào mùn cưa và trộn đều tay, tùy vào lượng dung dịch mà màu sắc sẽ đậm nhạt theo ý muốn. Ngoài mùn cưa, nhóm còn sử dụng xơ dừa và bã cà phê để đa dạng hóa nguyên liệu và màu sắc.

Để làm tranh, các em thường phác họa bức tranh trên một tấm ván công nghiệp phủ acrylic với kích cỡ phù hợp. Khi đã phác họa xong, các em sẽ phết keo và rải mùn cưa theo từng màu lên các chi tiết. Do keo được sử dụng là keo sữa, nên khá lâu khô, mỗi khi rải một màu, các em phải đợi hàng giờ đồng hồ để keo khô rồi mới làm màu tiếp theo. Vì vậy mà thời gian làm tranh kéo dài hơn so với tranh vẽ thông thường. Khi bức tranh đã làm xong, các em phủ thêm một lớp keo để cố định tranh và tạo độ bền, rồi đóng khung để hoàn thiện sản phẩm.

Các công đoạn trên đều đòi hỏi phải có sự tỉ mỉ, khéo léo. Tuy nhiên, theo em Trịnh Phương Linh: “Công đoạn khó nhất là công đoạn rải mùn cưa lên keo sữa. Vì nếu rải không đủ mùn cưa hoặc không đè mùn cưa xuống lớp keo cho chặt, thì mùn cưa rất dễ rơi rớt ra, bức tranh sẽ bị phai màu, không còn đẹp nữa. Qua nhiều lần làm và rút kinh nghiệm, những bức tranh sau này được chúng em thực hiện nhanh và dễ dàng hơn”.

Đến nay, các em cho ra mắt 5 bức tranh với nguyên liệu chính từ mùn cưa. Bộ tranh được các em đặt tên là “Sắc màu em yêu”. Nhiều người đang lo, nếu không có trợ lực, hỗ trợ tốt, thì sản phẩm này chỉ dừng lại ở 5 bức tranh thế này…

Làm xong 5 bức tranh và đang “giậm chân tại chỗ”

Tranh làm từ mùn cưa là một ý tưởng độc đáo, tạo ra được những sản phẩm vừa có tính thẩm mỹ, vừa thân thiện với môi trường. Sản phẩm tận dụng các nguyên, vật liệu là các phế phẩm của quá trình sinh hoạt, sản xuất, nên có giá thành rẻ, lại bền, đẹp, có thể sử dụng để trang trí trong gia đình, tại các cơ quan, văn phòng. Nếu được đầu tư, phát triển có quy mô, bài bản, sản phẩm này có thể trở thành một dòng tranh có giá trị cao, có thể được đón nhận trên thị trường.

Tuy nhiên, đến nay, sản phẩm này chỉ mới được triển khai ở mức một sản phẩm sáng tạo để tham dự Cuộc thi Sáng tạo Thanh, thiếu niên, nhi đồng các cấp. Do nhóm thực hiện đều đang là học sinh cuối cấp 2, không có nhiều thời gian để làm tranh, nên đến nay, các em chỉ mới cho ra đời 5 bức tranh làm từ mùn cưa. Kinh phí cũng là một bài toán khó với nhóm trong lúc này. Dù tranh làm từ mùn cưa có giá thành rẻ, nhưng để sản xuất đại trà, đa dạng hóa sản phẩm và quảng bá trên thị trường, thì nhóm cần phải có nguồn kinh phí khá lớn. Ngoài ra, kinh nghiệm và khả năng kinh doanh cũng là một điều rất cần thiết với những cô học trò này.

Theo cô Nguyễn Thị Thu Sương, giáo viên ngữ văn, Trường THCS Long Thạnh, người đã sát cánh và hướng dẫn nhóm trong suốt quá trình thực hiện sản phẩm: “Tôi thấy tranh làm từ mùn cưa là một ý tưởng khởi nghiệp rất hay. Vừa qua, tôi cũng có dự định hỗ trợ các em đưa sản phẩm tham gia cuộc thi khởi nghiệp. Để khởi nghiệp thì cần có nhiều yếu tố khác nữa. Các em đều đang là học sinh, chưa có đủ kinh phí và kinh nghiệm để phát triển sản phẩm này. Dù rất độc đáo và triển vọng, nhưng sản phẩm vẫn còn đang “giậm chân tại chỗ”.

Tạo ra một sản phẩm mới đã khó, duy trì để phát triển lại càng không dễ và một nhóm nữ sinh THCS sẽ rất khó định hình hướng phát triển lâu dài. Do đó, rất cần những trợ lực cần thiết, để sản phẩm dự thi thật sự “sống được”.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ