发布时间:2025-01-27 17:35:09 来源:88Point 作者:World Cup
Khoản nợ quá hạn
32 triệu cổ phiếu OCH mà Ocean Group đang rao bán chính là số tài sản đảm bảo cho hợp đồng cầm cố giữa Ocean Group và Ngân hàng TMCP Quốc dân Việt Nam (NCB), liên quan đến khoản vay có giá trị vốn gốc là 450 tỷ đồng, đã quá hạn 2 năm.
Mặc dù khoản nợ đã bị treo khá lâu, nhưng thời gian qua, cả 2 bên dường như vẫn muốn một giải pháp nào đó “hợp tình, hợp lý” hơn, thay vì thẳng tay giải chấp tài sản đảm bảo. Hồi tháng 6/2017, ông Lê Quang Thụ, Chủ tịch Ocean Group vẫn tỏ ra rất hy vọng vào khả năng đàm phàn khi cho biết, Ocean Group đã làm việc với ngân hàng rất nhiều lần và từ đó đến nay, Ngân hàng cũng chưa giải chấp. Điều đó cho thấy, Ngân hàng vẫn tin cậy Ocean Group để cùng tìm phương án trả nợ.
Mặt khác, vẫn theo ông Thụ, 2 bên cũng đưa ra một số điều kiện liên quan đến khoản nợ này, Ocean Group hy vọng sẽ vẫn được ngân hàng tin tưởng tạo điều kiện tiếp tục thực hiện các dự án và qua đó có thể trả nợ bình thường.
Chưa hết kịch tính
Việc Ocean Group thông báo xả 32 triệu cổ phiếu OCH có phải là một lời kết cho mối quan hệ nhiều trắc trở liên quan đến khoản vay 450 tỷ đồng giữa Ocean Group và NCB?
Câu chuyện chưa hẳn đã khép lại, bởi theo thông tin Báo Đầu tư Online - Baodautu.vn có được từ một đại diện của Ocean Group, việc thông báo bán cổ phiếu của Ocean Group là việc bắt buộc phải làm theo quy định về công bố thông tin. Bởi lẽ, ngày 22/8/2017, Ocean Group nhận được công văn của NCB về việc yêu cầu xử lý tài sản cầm cố. Tuy nhiên, đại diện của Ocean Group cho biết, Công ty vẫn hy vọng có thể tiếp tục đàm phán với NCB về các phương án giãn nợ, nếu có thể.
Trong khi đó, phía đại diện NCB không phủ nhận hay bác bỏ nội dung thông tin mà Ocean Group đưa ra như trên và chỉ cho biết, vì lý do bảo vệ thông tin cho khách hàng, nên Ngân hàng chưa thể chia sẻ cụ thể. Tuy nhiên, NCB cũng cho biết, họ mong muốn thu hồi khoản nợ này.
Câu chuyện sẽ ra sao nếu như việc giải chấp diễn ra theo đúng lộ trình từ nay đến ngày 24/9?
Về phía Ocean Group, công ty này rõ ràng không muốn việc giải chấp diễn ra nếu như không bị NCB ép phải thực hiện. Bởi lẽ, sau khi thoái 32 triệu cổ phiếu OCH, Ocean Group sẽ không còn nắm cổ phần chi phối tại Ocean Hospitality. Điều này đồng nghĩa với việc Ocean Group sẽ bị mất khá nhiều quyền lợi liên quan đến công ty con rất quan trọng này của Tập đoàn.
Trong khi đó, với NCB, 32 triệu cổ phiếu OCH khi định giá để làm tài sản bảo đảm (năm 2014) có giá trị gần 565 tỷ đồng. Đến nay, nếu số cổ phiếu này bán ra thị trường với thị giá hiện tại, thì số tiền thu về sẽ thấp hơn rất nhiều. Đó là chưa kể, nếu Ocean Group không tìm được nhà đầu tư mua thỏa thuận và phải bán ra theo hình thức khớp lệnh thì thị giá cổ phiếu sẽ đứng trước nguy cơ giảm trong suốt quá trình bán do tác động của việc bán ra quá lớn này. Do đó, câu chuyện sẽ còn phụ thuộc vào việc Ocean Group đưa ra phương án trả nợ ra sao và 2 bên cũng sẽ phải cân nhắc đâu là phương án có thể đem lại ích cao nhất cho mình.
Theo dõi diễn biến thị trường gần đây, giá cổ phiếu OCH không những không bị nhấn chìm bởi thông tin xả hàng 32 triệu cổ phiếu từ Ocean Group, mà còn liên tục tăng giá: phiên 23/8 tăng từ 9.800 đồng lên 10.700 đồng/cổ phiếu, phiên 24/8 tăng tiếp lên 11.000 đồng/cổ phiếu, phiên 25/8 tăng lên 11.500 đồng/cổ phiếu, phiên 28/8 tăng lên 11.800 đồng/cổ phiếu… Điều đó cho thấy, nhà đầu tư vẫn đặt kỳ vọng vào một thỏa hiệp nào đó giữa Ocean Group và NCB.
Hợp đồng tín dụng ngắn hạn số 005/14/HĐTD/TTDVKHCL được ký kết từ ngày 19/6/2014 giữa Ocean Group và NCB, thời hạn vay 12 tháng kể từ ngày giải ngân khoản đầu tiên. Mục đích khoản vay này (450 tỷ đồng) để bổ sung vốn hợp tác với Công ty TNHH VNT thực hiện Dự án “Khu đô thị 1 thuộc Khu đô thị phía Nam thành phố Bắc Giang”. Tài sản đảm bảo, ngoài 32 triệu cổ phiếu OCH, còn có 2,5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Đại Dương (Ocean Bank). |
相关文章
随便看看