【kết quả u21 hà lan】Bất ổn trên chính trường Hy Lạp làm ‘rung chuyển’ chứng khoán châu Âu

 人参与 | 时间:2025-01-10 00:18:58

ck chau au

Thị trường chứng khoán châu Âu đang biến động khá tiêu cực trước tình hình chính trị của Hy Lạp.

Cụ thể,ấtổntrênchínhtrườngHyLạplàmrungchuyểnchứngkhoánchâuÂkết quả u21 hà lan chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Hy Lạp đã giảm hơn 5%, trong khi các thị trường Paris (Pháp), Madrid (Tây Ban Nha) và Milan (Italy) giảm hơn 3%. Chỉ số DAX 30 Frankfurt (Đức) cũng giảm 2,99% và chỉ số FTSE 100 London (Anh) giảm hơn 2%. Đồng Euro vẫn chịu sức ép mất giá kể từ khi xuất hiện tin đồn rằng Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) sẽ mua trái phiếu chính phủ trong khu vực để đối phó nguy cơ giảm phát.

Chuyên gia phân tích Kash Kamal tại Trung tâm Nghiên cứu Sucden, cho rằng thị trường chứng khoán châu Âu phải chịu áp lực mới vì những quan ngại về tình hình chính trị tại Hy Lạp và đồng Euro mất giá khiến các nhà đầu tư cảm thấy bất an.

Tạp chí "Tấm gương" của Đức dẫn các nguồn tin chính phủ nước này cho rằng việc Hy Lạp rút khỏi Eurozone là "điều không thể tránh khỏi" nếu đảng cấp tiến cánh tả Syriza chiến thắng trong cuộc tổng tuyển cử trước thời hạn dự kiến vào ngày 25/1 tới.

Đảng Syriza từng tuyên bố nếu chiến thắng trong cuộc bầu cử tới, họ sẽ chấm dứt các chương trình chi tiêu khắc khổ mà chính phủ hiện nay đang theo đuổi theo cam kết với các chủ nợ quốc tế.

Tuy nhiên, cả Thủ tướng Đức Angela Merkel và Bộ trưởng Tài chính Wolfgang Schaeuble đều cho rằng sự ra đi của Hy Lạp khỏi khu vực đồng tiền chung là "có thể kiểm soát được".

* Theo số liệu Cơ quan Thống kê Liên bang Đức (Destatic) công bố ngày 5/1, lạm phát ở đầu tàu kinh tế châu Âu này trong tháng 12 vừa qua đã xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua, làm gia tăng những đồn đoán rằng ECB có thể hành động nhiều hơn để ngăn chặn nguy cơ giảm phát.

Destatic cho biết lạm phát trong tháng 12 năm ngoái đã giảm chỉ còn 0,2% trên cơ sở cả năm so với 0,6% trong tháng trước đó. Như vậy, tỷ lệ lạm phát trung bình cả năm 2014 của Đức dừng ở 0,9%. Điều này làm dấy lên những quan ngại rằng giá cả trong toàn Eurozone sẽ giảm, đẩy khu vực này vào tình trạng giảm phát.

Theo các nhà phân tích, nếu lạm phát trong toàn Eurozone trở nên tiêu cực, ECB có thể buộc phải sử dụng những biện pháp mạnh hơn như nới lỏng định lượng (QE), tức là mua trái phiếu chính phủ với khối lượng lớn./.

T.T

顶: 9踩: 8