Đáng lo với bệnh bạch hầu | |
Quy định 10 bệnh truyền nhiễm phải cách ly bắt đầu có hiệu lực | |
2 người tử vong do bạch hầu,ẩntrươngkhốngchếdịchbạchhầtỷ số va tỷ lệ 2 in 1 châu a ma cao Cục Y tế Dự phòng đưa ra khuyến cáo |
Thống kê của Bộ Y tế trong tháng 6/2020, Việt Nam ghi nhận 4 trường hợp mắc bệnh bạch hầu tại xã Đắk Sor, huyện Krông Nô; 8 trường hợp mắc tại xã Quảng Hòa và xã Đắk R’măng, huyện Đắk Glong, tỉnh Đắk Nông, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại xã Quảng Hòa.
Ảnh minh họa. |
Theo TS. Đặng Quang Tấn, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, nguyên nhân số ca bệnh tại Đắk Nông gia tăng thời gian gần đây là do không tiêm chủng đầy đủ bốn mũi theo lịch tiêm chủng. Cụ thể, hiện khu vực này có tỷ lệ tiêm chủng thấp 48- 52%, các trường hợp mắc chưa được tiêm đủ mũi vắc xin phòng bệnh bạch hầu.
“Theo đúng quy định, trẻ cần tiêm đủ bốn mũi nhưng trẻ em tại khu vực này, chủ yếu là dân tộc Mông thì mới chỉ tiêm một mũi, miễn dịch kém nên trẻ dễ mắc bệnh và mắc sẽ có diễn biến nặng hơn”, TS. Tấn nói.
Được biết, bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vắc xin đủ liều và đúng lịch, khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh.
Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu (ComBe Five hoặc DPT-VGB-Hib (SII), Td) đủ mũi tiêm và đúng lịch;
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh; đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Đặc biệt, khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời
Lịch tiêm chủng vắc xin SII hoặc ComBe Five trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng: Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi Mũi 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng Mũi 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi. |