设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Cúp C1 > 【thứ hạng của rkc waalwijk】Đột phá, quyết liệt, tốc độ để không lỡ nhịp phục hồi 正文

【thứ hạng của rkc waalwijk】Đột phá, quyết liệt, tốc độ để không lỡ nhịp phục hồi

来源:88Point 编辑:Cúp C1 时间:2025-01-12 03:44:25
Đột phá, quyết liệt, tốc độ để không lỡ nhịp phục hồi

PV: Thưa ông, nhìn lại tình hình kinh tế Việt Nam năm 2021, ông cho rằng đâu là những nét chính trong một năm nhiều biến động này?

TS Võ Trí Thành: Năm 2021, Việt Nam chịu ảnh hưởng rất lớn của dịch Covid-19, tăng trưởng cả năm ước chỉ đạt khoảng 2%, thấp nhất trong cả quá trình đổi mới của Việt Nam. Đà phục hồi bắt đầu trở lại nhưng doanh nghiệp vẫn đang đối mặt với rất nhiều khó khăn. Ngoài việc đứt gãy chuỗi cung ứng thì các vấn đề về lao động, dòng tiền, cũng là một trong những trở ngại lớn đối với doanh nghiệp.

Đột phá, quyết liệt, tốc độ để không lỡ nhịp phục hồi
TS Võ Trí Thành

Điểm tích cực là chúng ta giữ được vĩ mô ổn định, tăng trưởng xuất khẩu nhìn chung khả quan, cam kết FDI tiếp tục tăng và triển vọng phục hồi khả quan hơn năm 2022. Điều tôi thấy tiếc nuối là chương trình phục hồi kinh tế không có được sớm hơn, dù chúng ta đã bàn về chương trình này từ cuối năm 2020.

Về chống dịch, chúng ta đã có phản ứng sớm, quyết liệt với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, đặc biệt trong huy động nguồn lực cơ sở, lực lượng vũ trang, truyền thông và sự ủng hộ của người dân. Tuy nhiên, trong đợt dịch thứ 4, việc thực hiện “giãn cách xã hội” ngặt nghèo, kéo quá dài và thiếu nhất quán làm thêm khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và an sinh xã hội.

PV: Với bối cảnh hiện nay, ông nhận định thế nào về khả năng phục hồi kinh tế và tăng trưởng trong năm 2022?

TS Võ Trí Thành: Có 4 yếu tố ảnh hưởng tới câu chuyện phục hồi và tăng trưởng kinh tế trong năm 2022.

Thứ nhất là dịch bệnh. Chưa thể dự báo được tình hình dịch bệnh sẽ đi tới đâu, vẫn còn những rủi ro dù đã có vắc-xin, thuốc đặc trị. Những bài học về cách ứng phó với dịch hai năm qua là rất quan trọng, và chúng ta đã xác định sống chung an toàn với dịch.

Thứ hai là bắt nhịp với đà phục hồi của kinh tế thế giới. Cho đến nay hầu như các dự báo đều cho rằng tăng trưởng thế giới có thể chậm lại, nhưng đà phục hồi là rõ ràng dù không đồng đều giữa các nước, các lĩnh vực... Dẫn dắt quá trình phục hồi là các nền kinh tế mạnh, thị trường lớn, đặc biệt là các đối tác lớn của Việt Nam trong các FTA đã ký kết.

Tuy nhiên, quá trình phục hồi này không chỉ là không đồng đều mà còn gây ra những bất bình đẳng xã hội, cùng với nhiều rủi ro về dịch bệnh, về tài chính, về sự điều chỉnh chính sách vĩ mô, tiền tệ của các phát triển. Nếu lãi suất tăng thì quá trình phục hồi sẽ khó khăn hơn. Rủi ro tài chính đã được cảnh báo nhiều. Nợ công, nợ tư lớn hơn bao giờ hết…

Tin mừng là các ngân hàng trung ương đã kinh nghiệm hơn nhiều trong xử lý cú sốc khủng hoảng, hệ thống tài chính thế giới, trong đó có hệ thống ngân hàng Việt Nam đã tốt hơn nhiều so với giai đoạn 10 năm trước.

Yếu tố thứ ba là sự hỗ trợ của Chính phủ và Nhà nước. Các quốc gia đều thực hiện các gói hỗ trợ và Việt Nam cũng vậy. Song do chưa có tiền lệ nên quá trình triển khai cũng xảy ra khá nhiều bất cập và trục trặc từ thiết kế cho đến thực thi chính sách. Cụ thể như là quy mô nhỏ, khả năng tiếp cận khá thấp…

Mặc dù vậy, tin tốt là Chính phủ, Nhà nước vẫn tiếp tục triển khai nhiều những biện pháp hỗ trợ, gói hỗ trợ tới đây có yêu cầu đủ lớn đủ mạnh, diện hỗ trợ phủ rộng không chỉ có đối tượng là doanh nghiệp, người lao động mà có cả các vấn đề về hạ tầng, nâng cao năng lực y tế, phòng chống dịch,... Theo nhiều chuyên gia, nếu thực hiện tốt các chính sách này thì tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ có diễn biến rất tốt, có thể thêm 1 – 1,5% tăng trưởng hoặc cao hơn.

Yếu tố cuối cùng là bắt nhịp với các xu thế phát triển đã được định hình rõ nét trong những năm gần đây và đặc biệt là trong giai đoạn Covid-19. Các chương trình nghị sự quốc tế gần đây đều nhấn mạnh rất lớn về phát triển bền vững, phát triển xanh. Trong đó nhấn mạnh vấn đề phát triển “xanh” như phục hồi xanh, phục hồi số, chuyển đổi số, đây là hai vấn đề lớn để giải bài toán phát triển bền vững. Với Việt Nam, vừa qua Thủ tướng Chính phủ đã ký cam kết tại COP26, ban hành chiến lược tăng trưởng xanh… Tất nhiên, quá trình này rất khó khăn, đòi hỏi tính toán giữa cơm áo gạo tiền trước mắt với những hiệu quả mà ta chưa thấy ngay khi quyết định đầu tư.

PV: Cân nhắc giữa các yếu tố trên, ông cho rằng triển vọng phục hồi của Việt Nam có lạc quan hay không trong năm tới? Đâu là những vấn đề lưu ý?

TS Võ Trí Thành: Cân nhắc giữa các mặt tốt và chưa tốt của các yếu tố trên, tôi nghiêng về triển vọng tích cực nhiều hơn. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều chuyên gia, tổ chức đưa ra dự báo là tăng trưởng Việt Nam năm tới phần lớn trong khoảng 6 – 6,5% như kế hoạch Quốc hội đã thông qua. Đà phục hồi kinh tế là rõ ràng. Tuy nhiên, chúng ta vừa trải qua những cơn sang chấn trong đại dịch. Người lao động đang lưỡng lự nhiều điều, do vậy, đà phục hồi từ nay đến hết Tết Nguyên đán sẽ chưa được như mong muốn trên một số lĩnh vực.

Nhìn chung, sau không ít trắc trở, Việt Nam đang có những nền tảng tốt cho công cuộc phục hồi. Đó là sự đồng thuận và quyết tâm cao của toàn dân cùng kinh nghiệm chống dịch; là nền tảng kinh tế vĩ mô ổn định, hấp dẫn thu hút đầu tư và sự phục hồi mạnh mẽ của nhiều nền kinh tế là đối tác chính của Việt Nam. Chúng ta có ý chí chính trị cao cùng những chương trình cải cách cơ bản đã được đặt ra.

Điều Việt Nam đang rất cần là những hành động đột phá, quyết liệt và tốc độ để xử lý tình thế khó khăn lúc này, trong đó tốc độ là tiêu chí rất quan trọng. Không có việc gì là không có rủi ro. Thiệt hại do chi phí cơ hội có thể lớn hơn những thiệt hại do thất thoát, tham nhũng... Bài học ở đây là hành động quyết liệt, khôn khéo sẽ được đền đáp bằng thành quả phát triển. Chúng ta có thể tự hào, song không thể tự mãn vì trên hành trình phát triển luôn đối mặt thách thức,

PV:Xin cảm ơn ông!

Xem xét xây dựng luật về tình trạng khẩn cấp

Theo TS Võ Trí Thành, cần xem xét ngay việc xây dựng luật về tình trạng khẩn cấp để có khung khổ pháp lý nhằm ứng phó với các cú sốc, khủng hoảng lớn. Với tình hình thế giới nhiều bất định, rủi ro hiện nay, tần suất và quy mô số cuộc khủng hoảng sẽ nhiều hơn, các biện pháp ứng phó sẽ phải linh hoạt, đa dạng hơn. Cần xây dựng khung thể chế phản ứng lại để hạn chế, giảm thiểu tác động, xây dựng kịch bản chuẩn bị tổng thực hành, bao gồm cơ chế, quyền lực, trách nhiệm, làm sao cho kịp thời, hiệu lực, hiệu quả, ít tốn kém nhất.

热门文章

0.1839s , 7651.2109375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【thứ hạng của rkc waalwijk】Đột phá, quyết liệt, tốc độ để không lỡ nhịp phục hồi,88Point  

sitemap

Top