Tuy nhiên,Đẩynhanhtiếnđộdidờicơsởgâyônhiễmmôitrườkqbd c1 hom nay trong quá trình triển khai, cơ chế này cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế làm cho tiến trình di dời không đạt được như mong muốn. Bộ Tài chính đang trình Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định, thúc đẩy mạnh hơn nữa tiến trình này. Chậm ban hành danh mục cơ sở phải di dời Để khuyến khích việc di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, cơ sở tập trung đông người ra ngoài đô thị, Bộ Tài chính đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 86/2010/QĐ-TTg (QĐ 86) về ban hành Quy chế tài chính phục vụ di dời các cơ sở này. Thực hiện quyết định này, theo báo cáo chưa đầy đủ của 22 bộ, ngành, 9 tập đoàn và 36 địa phương, đến nay đã di dời được 266 cơ sở, với tổng diện tích đất khoảng 1.025.867 m2 và 97.832 m2 diện tích sàn sử dụng. Tổng số tiền thu được từ xử lý nhà đất tại vị trí cũ khi thực hiện di dời là 5.579 tỷ đồng. Ngoài ra, việc thực hiện các quy định trong công tác di dời đã góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp trong việc quản lý, sử dụng nhà, đất hiệu quả, tiết kiệm và đúng mục đích. Đặc biệt, việc di dời đã tạo được quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng phục vụ đời sống cho người dân và khai thác được nguồn lực tài chính từ đất đai cho đầu tư hiện đại hóa công sở tại các cơ quan, đơn vị; đầu tư mở rộng các cơ sở sản xuất kinh doanh, tăng cường năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Báo cáo từ Bộ Tài chính cũng cho biết, việc triển khai QĐ 86 vẫn còn chậm, hạn chế. Nguyên nhân là do, theo quy định, đối tượng di dời phải nằm trong danh mục được Thủ tướng Chính phủ, UBND cấp tỉnh ban hành. Đến nay, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiêm môi trường nghiêm trọng tại Quyết định số 64/2003/QĐ- TTg và kế hoạch xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng đến năm 2020 tại Quyết định số 1788/2013/QĐ- TTg. Tuy nhiên, việc ban hành danh mục của các địa phương còn rất chậm. Cụ thể, cho đến nay, mới chỉ có 10 bộ, ngành và địa phương đã lập Danh mục các cơ sở thuộc phạm vi quản lý phải di dời, với 1.053 cơ sở (trong đó, 918 cơ sở gây ô nhiễm và 1.135 cơ sở di dời theo quy hoạch đô thị). Ngoài ra, việc đầu tư cơ sở hạ tầng của địa phương tại vị trí mới chưa đáp ứng được kịp thời dẫn đến khó khăn cho các cơ sở khi di dời đến nơi mới, trong việc đầu tư xây dựng dự án, cũng như trong quá trình sản xuất kinh doanh. Do đó, chưa thực sự khuyến khích được việc di dời. Đặc biệt, các địa phương chưa có chế tài để xử phạt với cơ sở chậm di dời. Xử lý kiên quyết hơn Hạn chế lớn nhất khi triển khai thực hiện QĐ 86 là do cấp có thẩm quyền chậm ban hành danh mục các cơ sở phải di dời. Do đó, Bộ Tài chính đang trình Chính phủ quy định cụ thể hơn về thẩm quyền ban hành danh mục di dời và thời hạn thực hiện kế hoạch di dời (5 năm). Đồng thời, bổ sung trường hợp thuộc đối tượng phải di dời nhưng chưa thuộc danh mục đã được phê duyệt thì có văn bản gửi cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định từng trường hợp cụ thể để đẩy nhanh tiến độ di dời. Theo quy định tại QĐ 86, số tiền thu được từ xử lý vị trí cũ của các đơn vị phải di dời thuộc địa phương quản lý, được theo dõi tập trung tại tài khoản tạm giữ của sở tài chính. Đối với các đơn vị phải di dời do trung ương quản lý đang theo dõi phân tán trên tài khoản tạm giữ của các bộ, ngành (đối với các cơ quan, đơn vị) và trên tài khoản tạm giữ của Bộ Tài chính (đối với doanh nghiệp). Để đảm bảo phù hợp với Luật NSNN 2015 và đồng bộ về cơ chế chính sách giữa các bộ, ngành, địa phương và có kinh phí cân đối ngân sách để đầu tư phát triển các công trình hạ tầng khác, Bộ Tài chính dự kiến trình Chính phủ sửa đổi theo hướng: Nộp toàn bộ vào NSNN (sau khi trừ các chi phí có liên quan). Việc chi cho các mục tiêu theo quyết định của cấp có thẩm quyền (nếu có) được bố trí từ ngân sách theo quy định của Luật NSNN và Luật Đầu tư công. Đồng thời, hướng sửa đổi có quy định xử lý chuyển tiếp đối với nhà, đất tại vị trí cũ đã được cơ quan nhà nước phê duyệt phương án xử lý trước ngày quyết định mới có hiệu lực nhưng đến ngày 1/1/2017 chưa hoàn thành phương án xử lý thì việc quản lý, sử dụng số tiền thu được từ xử lý tại vị trí cũ được thực hiện theo quyết định mới.
Vân Hà |