Tăng tỷ lệ vốn Nhà nước trong các dự án giao thông PPP để thêm hấp dẫn nhà đầu tư Phải tùy khả năng cân đối vốn để quyết định tỷ lệ vốn Nhà nước tại dự án PPP Đề xuất bổ sung chi phí chia sẻ phần giảm doanh thu các dự án PPP trong kế hoạch chi đầu tư công |
| TS. Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VIAC cho rằng, đầu tư PPP giúp thu hút nguồn lực tư nhân, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Ảnh: HD |
Theo tính toán của nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể dành 15-18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25-30 tỷ USD, bao gồm cả ngành điện. Do đó, dự kiến Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD mỗi năm để tài trợ cho hạ tầng, nên nguồn lực tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu. |
Sau thời gian dự thảo, lấy ý kiến và hoàn thiện, ngày 16/11/2023, Trung tâm trọng tài Quốc tế Việt Nam (VIAC) và Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp tổ chức “Hội thảo công bố Báo cáo rà soát các mẫu hợp đồng hợp tác công – tư và Báo cáo huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam”. Các báo cáo được thực hiện trong khuôn khổ Dự án “Hỗ trợ kỹ thuật nhằm nâng cao năng lực, tăng cường khả năng thích ứng và phát triển bền vững” do VIAC, VCCI và Cơ quan Phát triển quốc tế của Hoa Kỳ (USAID) phối hợp thực hiện. Theo tính toán của nhóm Công tác Cơ sở hạ tầng (Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - VBF), ước tính mỗi năm, Chính phủ Việt Nam chỉ có thể dành 15-18 tỷ USD (khoảng 7% GDP) cho chi tiêu cơ sở hạ tầng trong tổng nhu cầu đầu tư hàng năm từ 25-30 tỷ USD, bao gồm cả ngành điện. Do đó, dự kiến Việt Nam sẽ thiếu tới 15 tỷ USD mỗi năm để tài trợ cho hạ tầng, nên nguồn lực tài chính và tài trợ của khu vực tư nhân sẽ có vai trò thiết yếu. Vì thế, phát biểu tại sự kiện, TS. Vũ Tiến Lộc, đại biểu Quốc hội, Ủy viên Ủy ban kinh tế của Quốc hội, Chủ tịch VIAC nêu rõ, đầu tư theo phương thức đối tác công – tư (PPP) được coi là mô hình tiềm năng nhất để thu hút nguồn lực về tài chính, kinh nghiệm và kỹ thuật từ khối tư nhân để xây dựng cơ sở hạ tầng, giảm gánh nặng đầu tư cho ngân sách nhà nước. Nhưng theo TS. Vũ Tiến Lộc, việc triển khai và thực hiện các dự án PPP trên thực tế vẫn còn tồn tại không ít khó khăn. Trong đó, với tính chất của các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, năng lượng thường có quy mô đầu tư lớn, thời gian kéo dài, nên quá trình thực hiện luôn thường trực rủi ro, phát sinh tranh chấp giữa nhiều quan hệ pháp lý phức tạp và đan xen lẫn nhau của các chủ thể công - tư. Hơn nữa, các doanh nghiệp phản ánh, việc thực hiện đầu tư PPP còn thiếu các mẫu hợp đồng dự án PPP khiến cho các bộ, ngành, địa phương gặp khó khăn, lúng túng trong quá trình nghiên cứu, chuẩn bị, triển khai dự án. Đồng thời, việc này còn gây khó khăn cho các cơ quan trong việc xây dựng các nguyên tắc hợp đồng minh bạch nhằm tạo sự công bằng trong đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Cụ thể, việc xây dựng và ban hành các mẫu hợp đồng dự án PPP, trong đó bao gồm mẫu hợp đồng BOT (xây dựng – kinh doanh – chuyển giao), hợp đồng BLT (xây dựng – thuê dịch vụ - chuyển giao) và hợp đồng O&M (kinh doanh – quản lý) đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập hệ thống tiêu chí, tiêu chuẩn thống nhất, đồng bộ cho các hợp đồng dự án PPP. Tuy nhiên, đến nay mới chỉ có mẫu hợp đồng BOT được Bộ Giao thông vận tải ban hành, còn lại vẫn chưa thống nhất được về cơ quan đầu mối soạn thảo và thời điểm ban hành. Vì thế, Báo cáo rà soát các mẫu hợp đồng PPP được thực hiện nhằm rà soát, đánh giá hiện trạng pháp luật về PPP nói chung và các mẫu hợp đồng áp dụng trong các lĩnh vực hạ tầng giao thông, thoát nước và xử lý chất thải nói riêng, có tham khảo kinh nghiệm pháp luật và thực tiễn triển khai hợp đồng dự án PPP tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực và trên thế giới. Trên cơ sở đó, Báo cáo sẽ đưa ra những khuyến nghị về việc bổ sung, chi tiết hóa các quy định tại mẫu hợp đồng BOT trong quá trình soạn thảo, đàm phán, ký kết; đồng thời đưa ra các đề xuất, gợi ý về các tiêu chí xây dựng các mẫu hợp đồng BLT và O&M trong thời gian tới. Cũng tại sự kiện, VIAC và VCCI còn công bố Báo cáo huy động nguồn lực tài chính mới cho các dự án cơ sở hạ tầng tại Việt Nam. Báo cáo đưa ra hai phương thức huy động nguồn lực tài chính mới là đầu tư tài sản mới bằng nguồn thu từ các tài sản hạ tầng cũ (AR) và thu hút các nhà đầu tư tổ chức. Trong đó, Báo cáo khuyến nghị, Chính phủ cần nâng cao hiệu quả và năng lực của khu vực công trong việc lập kế hoạch dự án, phân bổ nguồn lực và đấu thầu dự án; đồng thời, cùng với việc củng cố thị trường vốn trong nước, Chính phủ cần cải thiện khuôn khổ thể chế, pháp lý và quy định để thúc đẩy các công cụ tài chính xanh. |