【kèo cúp c2 châu âu】Lâm Đồng bất ngờ tạm dừng tiếp nhận kinh phí tài trợ lập quy hoạch
Ông Phạm S,âmĐồngbấtngờtạmdừngtiếpnhậnkinhphítàitrợlậpquyhoạkèo cúp c2 châu âu Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng vừa ký văn bản gửi các sở, ban, ngành và chính quyền địa phương liên quan về việc tạm dừng tiếp nhận tài trợ kinh phí lập quy hoạch trên địa bàn tỉnh.
Văn bản này dẫn thông tin, ngày 16/6/2022, Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII ban hành Nghị quyết số 18-NQ/TW về việc tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao
Cho rằng, trong thời gian chờ Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành Chương trình hành động và hướng dẫn triển khai Nghị quyết 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII, UBND tỉnh Lâm Đồng chỉ đạo tạm dừng việc tiếp nhận tài trợ kinh phí lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh này cho đến khi có hướng dẫn cụ thể.
Thời gian qua, tại Lâm Đồng nổi lên thực trạng rất nhiều doanh nghiệpvà liên danh “đổ xô” tài trợ kinh phí lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị.
Tại văn bản 3026/UBND-QH (ngày 4/5/2022), UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, thời gian qua, có nhiều doanh nghiệp đề xuất nghiên cứu, khảo sát và tài trợ kinh phí lập quy hoạch và đề xuất các dự ánđầu tưliên quan đến phát triển đô thị, hình thành đô thị du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí…, làm cơ sở thu hút, lựa chọn nhà đầu tư trên địa tỉnh Lâm Đồng.
UBND tỉnh Lâm Đồng thống nhất chủ trương việc tiếp nhận tài trợ nguồn kinh phí hợp pháp từ các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước để lập quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị (chỉ tiếp nhận nguồn kinh phí tài trợ; không tiếp nhận tài trợ các sản phẩm quy hoạch) để thực hiện các quy hoạch trên địa bàn tỉnh theo 4 nguyên tắc.
Thứ nhất là việc tài trợ, sử dụng kinh phí tài trợ lập quy hoạch phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về Luật Ngân sách và các quy định có liên quan.
Thứ hai, việc tổ chức lập đồ án quy hoạch xây dựng, đô thị phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về trách nhiệm, thẩm quyền và trình tự, thủ tục tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt theo quy định tại Luật Quy hoạch, Luật Xây dựng, Luật Quy hoạch đô thị.
Thứ ba là việc lựa chọn tư vấn lập quy hoạch phải được thực hiện theo các quy định của pháp luật về đấu thầu.
Cuối cùng là việc lựa chọn nhà đầu tư và thực hiện các dự án đầu tư theo quy hoạch được duyệt phải tuân thủ theo quy định của pháp luật hiện hành về đầu tư, đấu thầu, kinh doanh bất động sản, nhà ở, đất đai và pháp luật khác có liên quan, nhất là không để lợi dụng trục lợi, lợi ích nhóm và đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng.
Nói trên lý thuyết là vậy, nhưng tại Lâm Đồng vẫn có doanh nghiệp đề xuất tài trợ cả sản phẩm quy hoạch như Đồ án quy hoạch xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư Lữ Gia kết hợp với phố đi bộ và chợ đêm tại phường 9, thành phố Đà Lạt của Công ty TNHH MTV Đầu tư và xây dựng Nguyên Thịnh Phát. Tuy nhiên, đề xuất trên đã “kịp thời” bị “lắc đầu” tại Sở Xây dựng.
Chưa kể, theo tài liệu của phóng viên Báo điện tử Đầu tư - Baodautu.vn, một số doanh nghiệp khi xin khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch đã “tranh thủ” đăng ký luôn dự án đầu tư.
Ngày 15/3/2022, Sở Kế hoạch và Đầu tư lấy ý kiến việc Liên danh Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Quốc tế DHR và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển thương mại Đại An đề xuất khảo sát, nghiên cứu tài trợ quy hoạch và đăng ký dự án đầu tư Quần thể vui chơi giải trí làng Hà Lan tại xã Phú Hội, huyện Đức Trọng.
Điều đáng nói ở đây là, khu vực đề xuất nghiên cứu, tài trợ quy hoạch đã quy hoạch lâm nghiệp đối tượng rừng sản xuất (khoảng 1.144,35 ha); đối tượng rừng phòng hộ (khoảng 569,11 ha)…
Đầu năm 2022, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển Nam Miền Trung đề nghị UBND tỉnh chấp thuận chủ trương được tài trợ nghiên cứu, khảo sát và lập đồ án nghiên cứu quy hoạch phân khu 1/2.000 Khu đô thị du lịch Liên Nghĩa, Đức Trọng với diện tích 335 ha.
Tuy vậy, Sở Tài nguyên và Môi trường cho rằng cần đánh giá, rà soát, tránh làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất rừng phòng hộ, đất có rừng tự nhiên, đất quốc phòng, đất trồng lúa, tránh phá vỡ những vị trí, loại đất đã sử dụng có tính ổn định từ lâu và các bất cập, chồng chéo, không hợp lý trong việc lập, bố trí và quản lý quy hoạch thuộc khu vực; đồng thời, cần kế thừa các quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt trước đây.
Vị trí đề xuất lập quy hoạch phân khu 1/2.000 Khu đô thị du lịch Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng vấp phải phản ứng từ UBND huyện Đức Trọng. Theo đó, UBND huyện Đức Trọng cho rằng, vị trí đề xuất lập quy hoạch không phù hợp, vì hiện trạng trong ranh giới đề xuất khảo sát lập quy hoạch đã có quy hoạch chi tiết khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cánh đồng Liên Nghĩa - Phú Hội tỷ lệ 1/2.000, quy mô 271,26 ha được UBND huyện Đức Trọng phê duyệt vào ngày 4/4/2014.
Ngoài ra, hiện nay tại khu vực người dân đang sản xuất nông nghiệp, phần diện tích còn lại là đất giao thông và khu dân cư ở ổn định, đông đúc, có nhiều công trình nhà ở xây dựng kiên cố. Từ đó, UBND huyện Đức Trọng đề nghị không xem xét đề xuất tài trợ quy hoạch phân khu 1/2.000 Khu đô thị du lịch tại vị trí nêu trên.
Đáng chú ý, tháng 3/2022, UBND tỉnh Lâm Đồng đã đồng ý về nguyên tắc để Công ty cổ phần đầu tư Eden Dallas nghiên cứu, đăng ký dự án đầu tư Khu đô thị du lịch trên phần diện tích khoảng 19ha thuộc quyền sử dụng của Công ty tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương và đồng ý về nguyên tắc để Công ty cổ phần tập đoàn đầu tư Sao Đỏ tổ chức khảo sát, nghiên cứu và đề xuất ý tưởng quy hoạch (khoảng 820 ha) tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương.
Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng sau đó đã đề nghị UBND huyện Lạc Dương phối hợp, làm việc với Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư Sao Đỏ tổ chức kiểm tra, rà soát, xác định phạm vi ranh giới lập ý tưởng quy hoạch đảm bảo không trùng lắp với phạm vi, ranh giới khu vực có diện tích khoảng 19 ha mà UBND tỉnh đã chấp thuận cho Công ty cổ phần Đầu tư Eden Dallas nghiên cứu, đăng ký dự án đầu tư Khu đô thị du lịch tại xã Đạ Sar, huyện Lạc Dương...
Công luận có quyền đặt câu hỏi, khi mà, hầu hết các hoạt động đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp đều gắn với "lợi nhuận" và "quyền lợi", thì việc họ bỏ ra rất nhiều tiền đề tài trợ lập các quy hoạch xây dựng, quy hoạch xây dựng, để rồi sau đó không nhận lại được gì là điều khó tin hay dễ tin? Việc này, nếu không giám sát chặt chẽ, thì liệu vấn nạn lợi dụng việc kinh phí tài trợ quy hoạch có "góp phần" chi phối quy hoạch nhằm hình thành lợi ích nhóm?.
Mới đây, Bộ Xây dựng đã đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm đảm bảo việc tài trợ kinh phí lập quy hoạch là tự nguyện, không điều kiện, không vì lợi ích của nhà tài trợ làm ảnh hưởng tới lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội cũng như tính minh bạch trong quá trình lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch và không gắn với việc lựa chọn nhà đầu tư. Đối với việc doanh nghiệp đề xuất tài trợ theo hình thức “tài trợ sản phẩm là đồ án quy hoạch”, Bộ Xây dựng khẳng định, pháp luật về xây dựng chỉ quy định về việc tài trợ kinh phí để lập quy hoạch xây dựng, không quy định về việc tài trợ sản phẩm là đồ án quy hoạch.
标签:
责任编辑:Cúp C2