Hiện nay,áttriểnnhựabềnvữngtrongnềnkinhtếtuầnhoànvớimôhìtỷ lệ cược bóng đá anh việc sản xuất và tiêu thụ nhựa, đặc biệt là nhựa sử dụng một lần đang ngày càng trở nên không bền vững dẫn đến cuộc khủng hoảng ô nhiễm nhựa toàn cầu – "ô nhiễm trắng". Số lượng rác thải, vật liệu nhựa thải ra đại dương sẽ tăng gấp ba lần vào năm 2040 nếu không có những thay đổi lớn về chính sách và trong hành vi. Việt Nam đang đối mặt với “ô nhiễm trắng” khi lượng tiêu thụ nhựa xếp thứ 3 tại khu vực ASEAN và thuộc hàng cao nhất thế giới; đứng thứ 4 trên thế giới về số lượng rác thải nhựa đổ ra biển và chiếm 6% tổng lượng rác thải nhựa của toàn thế giới. Trước thực trạng trên, Việt Nam cần tiếp cận kinh tế tuần hoàn để phát triển ngành nhựa bền vững. Trước đây nền kinh tế truyền thống là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự cạn kiệt tài nguyên, gia tăng chất thải, gây suy thoái môi trường, thì giờ đây, thế giới chuyển sang tiếp cận theo mô hình kinh tế tuần hoàn hướng tới phát triển sản xuất và tiêu dùng bền vững, đặt ra mục tiêu tái tạo tài nguyên theo vòng khép kín tránh tạo ra phế thải, mang lại các giá trị về xã hội và môi trường. Bên cạnh đó, đối với doanh nghiệp, kinh tế tuần hoàn còn góp phần giảm rủi ro về khủng hoảng thừa sản phẩm, khan hiếm tài nguyên; tạo động lực để đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm chi phí sản xuất, tăng chuỗi cung ứng… Phát triển kinh tế tuần hoàn là nhu cầu tất yếu của phát triển bền vững và đang trở thành một trong những xu thế chủ đạo của các nền kinh tế trên thế giới. Theo ông Trần Văn Học – Phó Chủ tịch Hội KH&KT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam, nền kinh tế tuần hoàn được vận hành dựa trên các nguyên tắc quản lý chất thải 3R, 5R, 7R là công cụ tiềm năng, thích hợp cho việc phát triển ngành nhựa bền vững đã được thực thi tại nhiều nước trên thế giới và đem lại hiệu quả nhất định. Tại Việt Nam, sự hưởng ứng của doanh nghiệp trong tiếp cận kinh tế tuần hoàn đã bắt đầu có dấu hiệu tích cực. Ông Trần Văn Học – Phó Chủ tịch Hội KH&KT về Tiêu chuẩn và Chất lượng Việt Nam. |