【xôi lạc trực tiếp bóng đá hôm】Khảo cổ học dưới nước: Mới, tiềm năng & nhiều khó khăn

时间:2025-01-13 07:49:43来源:88Point 作者:Nhà cái uy tín

Tham quan trưng bày những phát hiện mới về khảo cổ học năm 2018

Những phát hiện ý nghĩa

Trong khuôn khổ Chương trình Hợp tác quốc tế về khảo cổ học dưới nước năm 2018,ảocổhọcdướinướcMớitiềmnăngnhiềukhókhăxôi lạc trực tiếp bóng đá hôm nhóm chuyên gia Quốc tế VMAP, Viện Khảo cổ học (KCH) và Bảo tàng Quảng Ninh đã thám sát di tích Đồng Chổi (Vân Đồn, Quảng Ninh). Kết quả cho thấy, có dấu tích cư trú của con người thời kỳ văn hóa Hạ Long ở đây. Dấu tích được phát hiện phân bố rộng trên gò Đồng Chổi với mật độ dày đặc, rất nhiều mảnh gốm và nhiều loại hình công cụ đá. Những phát hiện này mở ra nhiều tiềm năng nghiên cứu về nhóm cư dân này, cũng như mối quan hệ giao lưu - trao đổi của họ với các nhóm cư dân khác. Đây cũng là giá trị đặc biệt quan trọng của lịch sử sớm hơn ở thương cảng Vân Đồn từ nhiều ngàn năm về trước.

Ở Quảng Nam, di tích Bãi Làng cũng được Bộ môn KCH, Trung tâm Quản lý Bảo tồn Di sản Văn hóa Hội An, Bảo tàng Quảng Nam và Đại học Nữ thục Chiêu Hòa (Nhật Bản) phối hợp khai quật. Kết quả năm 2017 - 2018 cùng hai lần khai quật trước (1998, 1999) cho thấy, Bãi Làng là một khu cư trú của người Champa với di vật chủ yếu gồm các loại hình vật dụng thường ngày như nồi, bát, cốc, bình, hạt chuỗi... Ngoài ra, những sản phẩm mang đặc trưng của con đường buôn bán trên Biển Đông như thủy tinh Islam, hạt chuỗi indopacific, gốm Đường..., minh chứng Bãi Làng còn là một thương cảng trên con đường buôn bán Trung Quốc - Đông Nam Á - Tây Á thế kỷ 9 - 10.

Trong số 10 báo cáo của Tiểu ban KCH Dưới nước, Thừa Thiên Huế có một báo cáo liên quan đến việc phát hiện các hiện vật nghi tàu đắm tại Lăng Cô. Việc khảo sát do Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế và Viện KCH phối hợp thực hiện. Từ thông tin của một người dân ở làng Hải Vân, thị trấn Lăng Cô (huyện Phú Lộc), chuyên gia của hai đơn vị đã khảo sát khu vực xuất hiện hiện vật nghi ngờ nằm trong đầm Lăng Cô. Hiện trạng, các hiện vật bị ngập ở độ sâu 0,5 đến 0,8m, rộng 400m2, cách cửa biển Lăng Cô khoảng 1 km về hướng Đông Nam, cách Quốc lộ 1A 250m, và cách chân núi Hải Vân khoảng 1 km về phía Tây Bắc. Hiện vật tìm được gồm các nhóm: sứ, gốm và gỗ. Hiện vật sứ gồm có 3 bát sứ Trung Quốc. Đồ gốm gồm nhiều mảnh nắp ghè vỡ, có tiết diện lớn. Đồ gỗ gồm hai mảnh gỗ lớn có thể làm màn thuyền và hai chốt gỗ.

Kết quả từ những hiện vật được tìm thấy, bước đầu các chuyên gia nhận định có khả năng đây là dấu tích về xác của một con tàu buôn chở hàng hóa bị đắm và bị vùi lấp lâu ngày dưới lòng vịnh Lăng Cô. Niên đại các hiện vật cũng bước đầu được đoán được ở giai đoạn thế kỉ XIV-XV, xác con tàu có thể muộn hơn so với niên đại hiện vật con tàu chuyên chở. Theo ông Phan Cảnh Anh Vinh (Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế), khu vực phát hiện các hiện vật nghi tàu đắm có chế độ thủy triều tương đối thuận lợi nên việc thám sát KCH và thăm dò tìm kiếm mở rộng để biết được vị trí chính xác của con tàu cũng sẽ thuận lợi. Sau khi có kết quả thám sát KCH, sẽ báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được cho phép tổ chức khai quật tìm kiếm hiện vật và con tàu để tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu.

Mới và không dễ

Với hệ sinh thái có đủ cả sông, biển, đầm và hồ, Thừa Thiên Huế là vùng đất mang trong mình những tiềm năng rất lớn về KCH dưới nước.

Theo PGS.TS. Nguyễn Giang Hải, Giám đốc Viện KCH, với những tiềm năng về nguồn di sản văn hóa dưới nước phủ khắp mọi miền đất nước, Viện đã thành lập Trung tâm KCH Dưới nước mới được Viện thành lập 2 năm trở lại đây. Tại hội nghị thông báo những phát hiện mới KCH toàn quốc hàng năm, nếu số lượng báo cáo ở các tiểu ban khác lên đến hàng trăm bài, thì ở Tiểu ban KCH Dưới nước chỉ có khoảng 10 bài. Tuy vậy, đó đã là những nỗ lực lớn của các nhà KCH, vì đây là lĩnh vực mới và việc nghiên cứu hoàn toàn không phải dễ.

Đến Huế trong khuôn khổ Đại hội lần thứ 21 của Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương, GS.TS. Ian Lilley (Tổng Thư ký Hội Tiền sử Ấn Độ - Thái Bình Dương) chia sẻ: Đối với Việt Nam, KCH dưới nước là một mảng rất quan trọng, vì Việt Nam có đường bờ biển dài và là nơi giao thoa giữa hai nền văn minh lớn là Ấn Độ và Trung Hoa. Chắc chắn trong quá khứ đã diễn ra rất nhiều giao lưu về thương mại cũng như văn hóa. Tuy KCH dưới nước quan trọng nhưng đó là vấn đề khó đối với bất cứ đất nước nào, không phải chỉ riêng Việt Nam. KCH vốn dĩ đã khó nhưng KCH dưới nước còn khó nhiều hơn nữa, vì ít người có thể nhìn thấy và hiểu.

Nhắc đến những hiện vật dưới nước ở Thừa Thiên Huế, hẳn sẽ chưa đầy đủ nếu không đề cập đến bộ sự tập cổ vật dưới lòng sông Hương của nhà nghiên cứu Hồ Tấn Phan. Nay, nhà nghiên cứu đã không còn nhưng giá trị của những hiện vật được ông để lại có ý nghĩa lớn. Với những tiềm năng về KHC dưới nước của địa phương, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế bày tỏ mong muốn Thừa Thiên Huế có thể xây dựng và phát triển được KCH dưới nước. Tuy nhiên theo ông, việc quy hoạch cho KCH dưới nước là vấn đề hoàn toàn không đơn giản, vì nó đòi hỏi phải có nghiên cứu, có thông tin, mới có thể làm được.

Bài, ảnh:ĐỒNG VĂN

相关内容
推荐内容