Hệ thống quản trị rủi ro sẽ giúp CTCK kiểm soát quá trình hoạt động,ậthóaviệcthiếtlậphệthốngquảntrịrủirotạicôngtychứngkhoákết quả bodo glimt tránh tổn thất không đáng có xảy ra. Theo đánh giá của UBCKNN, quy trình quản trị rủi ro giúp các công ty chứng khoán (CTCK) nhằm xác định các giá trị rủi ro trong các hoạt động để từ đó ước đoán nguy cơ rủi ro và có biện pháp chủ động xử lý các rủi ro này. Thực tế đã có nhiều CTCK đã xây dựng quy trình kiểm soát, QTRR nhưng hiệu quả không cao, dẫn tới những "lỗ hổng" để cho nhiều trường hợp vi phạm pháp luật chứng khoán. Còn theo chia sẻ của đại diện Công ty Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HSC) với phóng viên Báo Hải quan, năm 2012 ghi nhận nhiều khó khăn và biến động ở các CTCK. Sự suy giảm kéo dài của thị trường chứng khoán trong nước, cộng thêm sức ép cạnh tranh gay gắt giữa 105 công ty trong ngành khiến cho hoạt động của các công ty chứng khoán đứng trước nhiều khó khăn hơn bao giờ hết. Tính đến tháng 12-2012, đã có 4 công ty rời bỏ thị trường, 11 công ty rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, 50% công ty chứng khoán báo lỗ trong năm 2012 và nhiều công ty chứng khoán khác cũng đang nằm trong ranh giới mong manh với tỉ lệ an toàn vốn khả dụng ở mức vừa đủ để không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt. Những tổn thất xảy ra trong thời gian vừa qua ở các CTCK được cho là hệ quả của quá trình xây dựng chiến lược kinh doanh chú trọng vào hoạt động tự doanh chứng khoán và việc cho vay ký quỹ tràn lan thiếu kiểm soát nhằm đẩy mạnh việc phát triển doanh thu, thị phần… nhưng không đi kèm với việc đánh giá đầy đủ các rủi ro tiềm ẩn và áp dụng các hoạt động quản trị rủi ro cần thiết. Đại diện HSC khẳng định những CTCK chịu ít tổn thất nhất trong thời gian qua là những công ty đã nhận thức và chuẩn bị trong việc lắp đặt những hàng rào phòng thủ cho dù là hơi sơ sài, để ngăn chặn phần lớn những thất thoát tài chính cũng như vi phạm pháp lý, hoặc nghiêm trọng hơn là những hành vi lừa đảo và tham ô. Bởi hệ thống QTRR sẽ giúp cho CTCK ngăn ngừa các rủi ro như: Rủi ro hoạt động hay còn gọi là rủi ro tác nghiệp hay rủi ro vận hành, là loại rủi ro có mặt trong hầu hết các hoạt động của công ty chứng khoán. Trong hai năm gần đây các công ty chứng khoán đã phải gánh chịu những tổn thất không nhỏ do rủi ro hoạt động, ảnh hưởng đến uy tín và tài sản của CTCK. Theo quy định của Luật Chứng khoán, CTCK chỉ được phép cung cấp một dịch vụ về tín dụng duy nhất là cho khách hàng vay tiền mua cổ phiếu (cho vay giao dịch ký quỹ) với tài sản đảm bảo là cổ phiếu thuộc danh mục được phép cho vay giao dịch ký quỹ. Hiện nay, rủi ro tín dụng là rủi ro mà CTCK có khả năng không thu được nợ hoặc khách hàng không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Tiếp đến là ngăn ngừa các rủi ro thanh toán vì thời gian gần đây một số CTCK bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán cảnh cáo, đình chỉ hoạt động thanh toán bù trừ do thiếu hụt số dư tiền và chứng khoán trên tài khoản để thanh toán cho các giao dịch trong ngày. Rủi ro thanh khoản của thị trường; Rủi ro về tuân thủ các chính sách pháp luật của Nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán... Do vậy, để luật hóa yêu cầu QTRR tại các CTCK, tại Quyết định 105 đã tập trung nhiều hơn vào QTRR, quản trị DN. Đặc biệt vấn đề quản trị nội bộ được chú trọng, với các tiêu chuẩn bắt buộc, thay vì để các công ty xây dựng một cách tự nguyện như hiện nay. Cụ thể, UBCKNN yêu cầu Tổng giám đốc của CTCK phải có trách nhiệm thành lập bộ phận QTRR phù hợp với điều kiện hoạt động kinh doanh của công ty; trong đó hệ thống QTRR phải xử lý ít nhất 5 loại rủi ro trọng yếu là rủi ro thị trường, rủi ro thanh toán, rủi ro thanh khoản, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý. Đồng thời, hệ thống QTRR phải chịu sự giám sát của Ban kiểm soát, Kiểm toán nội bộ và hệ thống kiểm soát nội bộ của Công ty. CTCK phải đảm bảo nguyên tắc không có hoạt động kinh doanh nào được thực hiện khi hạn mức rủi ro chưa được xác định trước. Ngoài ra, CTCK phải báo cáo UBCKNN trước ngày 31-1 hàng năm về chính sách rủi ro được Hội đồng quản trị hoặc Chủ sở hữu công ty phê duyệt. Thu Hằng |