【kết quả bóng đá giải colombia】Các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài 6 tháng đạt 27,2%

时间:2025-01-10 00:48:02 来源:88Point

Tỷ lệ giải ngân tương đối khả quan

Phát biểu khai mạc,ácbộngànhgiảingânvốnđầutưcôngnguồnnướcngoàithángđạkết quả bóng đá giải colombia Cục trưởng Cục Quản lý nợ và tài chính đối ngoại (QLN&TCĐN - Bộ Tài chính) Trương Hùng Long cho biết, ngay từ đầu năm Bộ Tài chính đã cùng các bộ, ngành, các chủ dự án bám sát tình hình giải ngân vốn đầu tư công từ nguồn vốn nước ngoài. Các cấp, ngành, các chủ dự án đã coi công tác giải ngân vốn đầu tư công nguồn là nhiệm vụ trọng tâm.

“Tỷ lệ giải ngân đầu tư công nguồn vốn nước ngoài của các bộ, ngành đạt 27,2% (tương đương 3.225 tỷ đồng). Tỷ lệ giải ngân này là khả quan, có sự tiến bộ hơn so với năm 2021 và 2022” - ông Trương Hùng Long nhận xét.

Các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài 6 tháng đạt 27,2%

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Tuy nhiên, đại diện Cục QLN&TCĐN đánh giá, khối lượng hoàn thành chưa cao. Do đó, để đạt được mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công đề ra thì nhiệm vụ từ nay đến cuối năm lớn, cần sự quyết tâm, quyết liệt, cần những giải pháp khả thi, sát thực tế.

Về tỷ lệ giải ngân vốn nước ngoài, có 5/11 bộ, ngành là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Viện Hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam (gần 47,42%) có giải ngân. Tuy nhiên, số giải ngân tập trung chủ yếu ở 3 bộ, ngành là: Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam 47,42%; Bộ Giao thông vận tải 30,97%; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn 30,56%. 2 bộ còn lại có số giải ngân rất ít: Bộ Tài nguyên và Môi trường 4,19%; Bộ Giáo dục và Đào tạo 5,26%.

Thông tin tại hội nghị, hiện nay 6 bộ, cơ quan trung ương còn lại chưa có giải ngân (Đại học quốc gia TP. Hồ Chí Minh, Đại học Quốc gia Hà Nội mới được phê duyệt điều kiện cho vay lại, ký hiệp định vay phụ và hợp đồng ủy quyền; các đơn vị còn lại gồm: Bộ Xây dựng, Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội). Tuy nhiên, các bộ, chủ dự án đã xây dựng kế hoạch giải ngân chi tiết từ tháng 6 đến cuối năm và tháng 1/2024.

Đại diện Phòng Quản lý dự án trung ương (Cục QL&TCĐN) cho biết, hiện nay, Bộ Tài chính cũng đã ghi nhận số lượng kế hoạch vốn nước ngoài năm 2022 của các bộ, ngành được kéo dài sang năm 2023 là 1.042,589 tỷ đồng. Hiện các bộ, ngành đã bắt đầu giải ngân vốn đầu tư công nguồn vay nước ngoài theo kế hoạch vốn 2022 kéo dài.

Đồng bộ các giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023

Tại hội nghị, đại diện các bộ, ngành đã báo cáo tình hình giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài, những khó khăn, vướng mắc và đề xuất giải pháp đẩy nhanh giải ngân nguồn vốn.

Kết luận hội nghị, ông Trương Hùng Long lưu ý, để hoàn thành nhiệm vụ giải ngân năm 2023 đòi hỏi cần có các giải pháp đồng bộ và quyết liệt của toàn thể hệ thống chính trị, của Chính phủ, bộ, ngành và địa phương.

Bộ Tài chính mong muốn các bộ, ngành với tư cách là cơ quan chủ quản cần theo dõi sát sao và chỉ đạo kịp thời các chủ dự án giải quyết các vướng mắc nhằm hoàn thành mục tiêu giải ngân năm 2023.

Các bộ, ngành giải ngân vốn đầu tư công nguồn nước ngoài 6 tháng đạt 27,2%

Cục trưởng Trương Hùng Long phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Đức Minh

Theo đó, Bộ Tài chính kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành khẩn trương thực hiện các giải pháp trong phạm vi quản lý của mình và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan liên quan để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, trong đó có nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài.

Bộ Tài chính đề nghị các cơ quan chủ quản rà soát phân bổ chi tiết dự toán đến từng dự án, đảm bảo sát tiến độ, nhu cầu giải ngân của dự án và kịp thời nhập vào hệ thống Tabmis để các dự án có cơ sở giải ngân. Trường hợp nhận thấy không đủ khả năng giải ngân, đề nghị cơ quan chủ quản hủy, chuyển dự toán cho dự án khác có tính sẵn sàng hơn.

Đặc biệt, đề nghị các cơ quan chủ quản phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và các cơ quan liên quan để kịp thời trao đổi với nhà tài trợ trong trường hợp có vướng mắc phát sinh, đặc biệt là các dự án có thay đổi, cần thiết phải điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh hiệp định vay. Đồng thời, cơ quan chủ quản báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về các vướng mắc phát sinh, đặc biệt là các vướng mắc liên quan đến chế độ, chính sách nhằm đẩy nhanh tốc độ giải ngân các dự án; thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về tình hình giải ngân vốn ODA, gửi Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính theo đúng quy định.

Đối với các bộ là cơ quan chủ quản các dự án O, đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, cần xử lý khẩn trương, triệt để các điều kiện được phép giải ngân khi được cấp có thẩm quyền đồng ý gia hạn thực hiện, gia hạn giải ngân…

Ông Trương Hùng Long nêu rõ, các chủ dự án cần tập trung triển khai các chương trình, dự án để kịp thời có khối lượng cho giải ngân; điều phối, giám sát chặt chẽ công tác thực hiện dự án của các bên liên quan theo các nguồn vốn vay, viện trợ, đối ứng; tuyển chọn tư vấn đủ năng lực, kinh nghiệm thiết kế dự án, đảm bảo đạt chất lượng, phù hợp với thực tế và tránh phải điều chỉnh trong quá trình triển khai.

Bộ Tài chính cam kết tạo mọi điều kiện, tháo gỡ khó khăn về giải ngân

“Bộ Tài chính cam kết tiếp tục phối hợp tháo gỡ khó khăn, quyết liệt thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh ứng dụng công nghệ thông tin hơn nữa trong giải ngân vốn ODA, vay ưu đãi; thực hiện kiểm soát chi, xử lý đơn rút vốn tại Bộ Tài chính, Kho bạc Nhà nước để đảm bảo đúng thời hạn quy định, không để tồn đọng hồ sơ mà không có lý do; tiếp tục triển khai các đoàn đánh giá tình hình thực hiện, giải ngân, hoàn chứng từ, thanh quyết toán với các chủ dự án” - Cục trưởng Trương Hùng Long phát biểu.

推荐内容