【bang xep cup c1】Asean đang đi đúng hướng

作者:Cúp C2 来源:Nhận Định Bóng Đá 浏览: 【 】 发布时间:2025-01-26 04:43:38 评论数:

asean dang di dung huong

ASEAN hương tới mục tiêu một cộng đồng thực sự vững chắc và hợp tác

Thực vậy,đangđiđúnghướbang xep cup c1 ASEAN đang ngày càng nâng cao vị thế của mình trong khu vực và trên thế giới. Để có được thành quả này, không thể phủ nhận nỗ lực của các nước thành viên nhằm từng bước đưa ASEAN thành một tổ chức khu vực lớn mạnh.

Nhà phân tích Veeramalla Anjaiah trong bài viết đăng trên tờ "Bưu điện Jakarta" nhân dịp “Ngày ASEAN 8-8-2011" đã nhận định rằng ASEAN như con tàu đang "lao nhanh" về đích, được thể hiện qua các chương trình nghị sự đầy tham vọng, ký kết các thỏa thuận, bắt đầu các kế hoạch hành động và các quy định mới để đạt được mục tiêu tạo ra một thị trường duy nhất, một cơ sở sản xuất và cuối cùng là một Cộng đồng ASEAN dựa trên ba trụ cột là hợp tác kinh tế-chính trị; hợp tác chính trị-an ninh và hợp tác văn hóa-xã hội.

Trên thực tế, cuộc gặp các nhà lãnh đạo ASEAN năm 2007 ở Cebu (Philippines) đã chuyển chương trình nghị sự chính của ASEAN từ một quỹ đạo chậm sang nhanh, khi đặt mục tiêu và thúc đẩy thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015, thay cho dự định ban đầu vào năm 2020, với mục đích chính “đảm bảo một cách nhanh chóng hòa bình bền vững, ổn định và thịnh vượng chung" trong khu vực.

Phó Tổng Thư ký ASEAN phụ trách vấn đề Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) Pushpanathan Sundram đã khẳng định: "ASEAN đang đi đúng hướng với tốc độ rất nhanh trên nhiều phương diện". Ông Pushpanathan cho biết kinh tế ASEAN đã đạt mức tăng trưởng kinh tế ấn tượng 7,4% năm 2010, so với mức trung bình 5% của thế giới, và dự kiến đạt 5,5% năm 2011 và 5,7% năm 2012.

Trong thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nền kinh tế ASEAN đã thực hiện một bước nhảy vọt lớn, bất chấp khủng hoảng tài chính toàn cầu. Tổng kim ngạch thương mại của các nước ASEAN cũng tăng từ 1.540 tỷ USD năm 2009 lên 2.090 tỷ USD năm 2010. Năm 2010, ASEAN đã thu hút kỷ lục 75,08 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), so với 37,9 tỷ USD năm 2009.

Tất nhiên, trong bất cứ tiến trình nào cũng không chỉ hoàn toàn thuận lợi mà sẽ xuất hiện một số cản trở. Đối với tiến trình thành lập Cộng đồng ASEAN, cũng có một số học giả đưa ra ý kiến nghi ngờ về triển vọng hiệp hội đạt được mục tiêu của mình vì họ cho rằng việc thành lập một khối thống nhất với quy mô lớn như ASEAN cần phải mất nhiều thời gian hơn vì còn rất nhiều vấn đề phải giải quyết. Giám đốc điều hành hãng Air Asia X Azran Osman-Rani cho rằng việc thực hiện các chương trình ASEAN nằm trong tay các nước thành viên, nên nó có thể được thực hiện với tốc độ khác nhau, hoặc không thực hiện nếu chúng xung đột với lợi ích quốc gia của họ.

Đối với vấn đề này, Rizal Sukma, Giám đốc điều hành Trung tâm Nghiên cứu quốc tế và Chiến lược của Indonesia (CSIS), đã đề xuất biện pháp sửa đổi Hiến chương ASEAN, áp đặt các quy tắc chặt chẽ và cơ chế xử phạt đối với việc thực hiện các chương trình ASEAN của các nước thành viên. Đồng thời Ban Thư ký ASEAN cũng cần được trao nhiều quyền lực hơn và nguồn tài chính nhiều hơn để có thể nâng cao hiệu quả hoạt động và đáp ứng những thách thức này.

Trong khi đó, nhà phân tích Yoes Kenawas thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế Rajaratnam, Đại học Công nghệ Nanyang (Singapore), đã đề cao vai trò của người dân trong việc đạt được mục tiêu thành lập Cộng đồng ASEAN vào năm 2015. Ông cho rằng điều quan trọng là phải nâng cao nhận thức và tăng cường thu hút sự tham gia của mọi người dân trong ASEAN vào tiến trình này.

Thiếu sự hậu thuẫn của người dân, hợp tác khu vực sẽ chỉ dừng lại ở mức định hướng hay hình thức, bởi người dân sẽ không nhận thức được những lợi ích của việc hợp tác, dẫn đến thái độ bi quan và hoài nghi về hợp tác. Ông nhấn mạnh sự ủng hộ của người dân là một điều kiện tiên quyết quan trọng để có thể thiết lập được một cộng đồng thực sự, vững chắc và hợp tác giữa các nước thành viên ASEAN.

Cẩm Tuyến