88Point88Point

【tài xỉu 2 1/4 là sao】Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp bách tiêu thụ nông sản cho nông dân

ĐBSCL là vùng sản xuất và xuất khẩu nông sản chủ lực của cả nước,ĐồngbằngsngCửuLongCấpbchtiuthụnngsảtài xỉu 2 1/4 là sao tuy nhiên nhiều nơi đang rất khó khăn bởi giá cả sụt giảm và khó tiêu thụ do ảnh hưởng dịch bệnh kéo dài. Hiện rất nhiều loại nông sản như rau màu, trái cây, thủy sản... đã đến kỳ thu hoạch nhưng thiếu thương lái đến mua.

Nhiều hộ dân trồng dưa lê ở Hậu Giang đang lo lắng vì giá thấp, khó bán. Ảnh: H.THU

Ở ruộng giá thấp, ra chợ giá cao

Chị Huỳnh Thị Thúy, ở xã Tân Thành, huyện Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp), thở dài khi vườn chuối cao đã quá ngày thu hoạch nhưng chờ mãi không thấy thương lái đến mua. “Lâu nay, chuối cao được xem là mặt hàng “ngon” nên lúc nào cũng được thương lái săn đón để cung ứng cho thị trường các nơi; vì vậy chuối cao luôn có giá từ 10.000 đồng/kg trở lên. Tuy nhiên, gần đây do tác động của dịch Covid-19 kéo dài khiến đầu ra của sản phẩm này bị co cụm; thế là giá chuối cao giảm liên tục và hiện nay chỉ còn khoảng 3.000 đồng/kg nhưng vẫn thiếu thương lái đến mua. Tình hình này kéo dài thì nông dân khốn khó”.

Cùng cảnh ngộ trên, nhiều nông dân trồng chanh ở Vĩnh Long, Tiền Giang, thành phố Cần Thơ… cũng rầu lo bởi giá thấp và không có thương lái tới mua. Ông Nguyễn Văn Lành, ở xã Tân Bình, huyện Bình Tân (tỉnh Vĩnh Long), cho hay: “Nếu như thời điểm chưa xảy ra dịch bệnh thì thương lái thu mua chanh dao động từ 8.000-15.000 đồng/kg (tùy thời điểm); nhưng hiện giờ giá chanh rớt tới mức còn 2.000-3.000 đồng/kg, vậy mà bán cũng không được. Gia đình tôi cũng như các hộ khác đã phải đi hái đổ bỏ hàng chục tấn chanh”.

Theo Phòng NN&PTNT huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang), ở huyện có 1.550ha chanh, đây cũng là kinh tế chính của nhiều gia đình. Song, do đầu ra trở ngại bởi hàng loạt chợ nông thôn tạm nghỉ để phòng, chống dịch, còn các chợ đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh cũng ngưng hoạt động, khiến việc tiêu thụ chanh bị ùn ứ trầm trọng. Những ngày qua, huyện tích cực phối hợp cùng các sở, ngành của tỉnh tìm hướng khắc phục. 

Dẫn chúng tôi ra cánh đồng khoai lang xuất khẩu rộng hàng ngàn héc-ta, ông Sơn Văn Luận, Giám đốc HTX Khoai lang Thanh Ngọc (huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long), thở dài: “Vài tháng trước khoai lang xuất khẩu vùng này cũng rớt giá và được nhiều đơn vị hỗ trợ, sau đó nhích lên chút đỉnh. Tuy nhiên, từ khi dịch Covid-19 diễn biến phức tạp thì việc tiêu thụ khoai lang rất chậm do thương lái khó vận chuyển ra các cửa khẩu phía Bắc để xuất sang thị trường Trung Quốc. Trong khi khoai lang tím Nhật của Vĩnh Long và Đồng Tháp chủ yếu là xuất khẩu sang Trung Quốc. Do việc xuất khẩu khó khăn, còn nội địa thì tiêu thụ nhỏ giọt khiến giá khoai lang chỉ còn 70.000-80.000 đồng/tạ, nông dân lỗ nặng”.

Theo ông Luận, lâu nay huyện Bình Tân là nơi trồng khoai lang xuất khẩu lớn nhất ĐBSCL (khoảng 13.000ha mỗi năm) nhưng việc liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn rất ít, đa phần nông dân bán cho thương lái. Đối với một số HTX khoai lang ở huyện do năng lực còn hạn chế nên chưa thể kết nối nhiều với các đối tác xuất khẩu, kể cả tổ chức các kênh tiêu thụ điện tử… cũng ít.

Thêm một nghịch lý là hiện nay nhiều loại nông sản tại ruộng giá rất thấp, khó bán, tồn đọng nhiều; nhưng ở các đô thị thì giá cao gấp nhiều lần. Giải thích việc này, ông Nguyễn Trọng Nhân, chủ vựa thu mua nông sản ở huyện Lấp Vò (tỉnh Đồng Tháp), cho rằng: “Hiện thời giá dưa leo tại ruộng mà nông dân bán ra chỉ có 2.000-3.000 đồng/kg (giá thành sản xuất khoảng 5.000 đồng/kg), nhưng ở các cửa hàng tiện ích, hay các đô thị ở ĐBSCL bán từ 15.000 đồng/kg trở lên. Các loại nông sản khác như bầu, bí… tại ruộng cũng thấp, nhưng ra đô thị thì cao. Nguyên nhân do khâu thu hoạch và vận chuyển gặp khó khăn; nhất là các chợ nông thôn và chợ đầu mối tạm ngưng hoạt động đã khiến nhiều loại nông sản bị ùn ứ trầm trọng”.

Đồng loạt tìm đầu ra

Ông Nguyễn Trọng Nhân, chủ vựa thu mua nông sản ở huyện Lấp Vò cho rằng, rau màu của bà con ĐBSCL sản xuất quanh năm; tuy nhiên hiện nay thương lái thu mua ngoài huyện hoặc ngoài tỉnh là rất khó, bởi đòi hỏi nhiều giấy tờ khác nhau, nhất là việc đưa xe vào các ấp để thu gom nông sản. Vì vậy, ngành chức năng cần tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa trong việc thu mua nông sản tại ruộng cho nông dân được nhanh chóng hơn. Có như vậy mới rút ngắn được khoảng cách đưa hàng “từ ruộng ra chợ”, giải quyết bài toán chênh lệch giá.

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Đồng Tháp, toàn tỉnh có khoảng 5.340ha nhãn, sản lượng mỗi năm hơn 53.000 tấn. Hiện nay nhãn đang vào mùa thu hoạch nhưng giá thấp và khó tiêu thụ. Trước tình hình trên, tỉnh Đồng Tháp vừa phối hợp cùng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ NN&PTNT) tổ chức hội nghị trực tuyến kết nối tiêu thụ nhãn và sản phẩm OCOP tại Hà Nội, nhằm đẩy mạnh kết nối việc tiêu thụ nhãn đến nhiều nơi, trong đó có xuất khẩu. Cùng với nhãn thì từ đầu tháng 7-2021 đến nay, đã có khoảng 200 sản phẩm nông sản khác của Đồng Tháp được chào bán trên các sàn thương mại như: Shopee, Sendo, Lazada, Postmart...

Nông dân trồng chuối ở đồng bằng sông Cửu Long gặp khó do giá thấp. Ảnh: H.TÂN

Theo Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang, trong tháng 8 này, dự kiến khả năng sản xuất nông nghiệp của tỉnh là 262.125 tấn. Trong đó, lúa là 241.561 tấn, cây ăn trái các loại là 9.257 tấn, rau màu các loại là 5.975 tấn, chăn nuôi là 3.293 tấn, trứng gà, trứng vịt là 8,39 triệu quả và thủy sản là 2.037 tấn. Trong khi nhu cầu tiêu dùng trong tỉnh chỉ 20.972 tấn nông sản các loại nên cần phải bán ra thị trường với một số lượng khá lớn. Để giải quyết số lượng nông sản này, đơn vị đã tiến hành rà soát các tổ chức, cá nhân để kết nối tiêu thụ nông sản, cung ứng hàng hóa, đảm bảo nhu cầu trong tỉnh. Đồng thời, cung ứng hàng hóa lên các địa phương có nhu cầu tiêu thụ, trong đó có địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.

Tại Long An, để hỗ trợ nhiều nông dân tiêu thụ hết sản lượng thanh long tới kỳ thu hoạch, Sở NN&PTNT, cùng Sở Công thương, Hiệp hội Thanh long Long An kết hợp với huyện Châu Thành triển khai đồng loạt nhiều giải pháp. Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Long An (CDC) hỗ trợ cho huyện Châu Thành 10.000 kit test nhanh để xét nghiệm cho người lao động thu hoạch thanh long, vận chuyển, người lao động tại các kho… nhằm đảm bảo điều kiện phòng, chống dịch để đẩy nhanh thu hoạch và tiêu thụ 15.000 tấn thanh long. Ngoài ra, Long An kiến nghị Tổ công tác chỉ đạo sản xuất, kết nối cung ứng tiêu thụ nông sản của Bộ NN&PTNT, Bộ Công thương hỗ trợ tiêu thụ, trong đó kết nối với hệ thống bưu điện, Công ty Vina T&T, hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện ích… Phía Hiệp hội Doanh nghiệp Long An cũng kêu gọi toàn thể doanh nghiệp trong và ngoài địa bàn tỉnh giúp đỡ người trồng thanh long vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch bệnh.

Tại An Giang, ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh cho biết, xác định nông nghiệp đóng vai trò quan trọng của nền kinh tế địa phương, do đó tỉnh luôn chủ động, tạo điều kiện thuận lợi nhất trong sản xuất và tiêu thụ. Hiện nay, do tác động của dịch Covid-19 kéo dài nên An Giang xây dựng nhiều kịch bản ứng phó, để việc thu hoạch, tiêu thụ, lưu thông hàng hóa nông sản của nông dân thuận lợi, nhất là lúa Hè thu và rau màu đang thu hoạch rộ. Cụ thể, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch 434, về việc tổ chức thu hoạch và tiêu thụ nông sản trên địa bàn trong tình hình dịch Covid-19. Đồng thời đã thành lập Tổ phản ứng nhanh và Bộ phận giúp việc hỗ trợ tiêu thụ và lưu thông nông sản. Tổ phản ứng nhanh sẽ phối hợp với Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện, thị xã, thành phố xử lý các tình huống khó khăn nhằm hỗ trợ địa phương thúc đẩy sản xuất và tiêu thụ nông sản đảm bảo thông suốt, an toàn phòng, chống dịch bệnh. An Giang cũng hỗ trợ thu hoạch, vận chuyển khi hình thành các xe luồng xanh; xe đi thu mua lúa… nhằm không để việc vận chuyển bị trở ngại.

Tại tỉnh Hậu Giang, hiện nay do tình hình dịch Covid-19 diễn biến ngày càng phức tạp tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phía Nam nên việc đi lại giao thương gặp nhiều khó khăn do đang trong quá trình thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tiêu thụ các sản phẩm nông sản của nông dân. Ở Hậu Giang hiện có khoảng 52 tấn chôm chôm, 55 tấn dưa lê, 73 tấn nhãn… đang tới vụ thu hoạch nhưng gặp khó khăn trong tiêu thụ. Các sản phẩm này tập trung chủ yếu trên địa bàn thành phố Ngã Bảy, thị xã Long Mỹ, huyện Vị Thủy, huyện Phụng Hiệp và huyện Châu Thành A.

Để kịp thời hỗ trợ tiêu thụ các sản phẩm nông sản cho bà con nông dân, mới đây, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang Trương Cảnh Tuyên đã ký văn bản và giao Sở NN&PTNT phối hợp với các địa phương thống kê số lượng mặt hàng nông sản tồn đọng, có bố trí điểm tập kết thu gom để Sở Công thương cùng với các đơn vị có liên quan thuận tiện trong việc tổ chức thu mua hỗ trợ trong nông dân được kịp thời. Ngoài ra, giao Sở Công thương chủ trì phối hợp Sở NN&PTNT cùng các sở, ban, ngành tỉnh, đoàn thể tỉnh và địa phương tổ chức phát động, đăng ký trong doanh nghiệp, hợp tác xã, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động hỗ trợ thu mua chôm chôm, dưa lê, nhãn… giúp nông dân trong lúc tiêu thụ khó khăn.

Mới đây, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Trần Thanh Nam, Tổ trưởng Tổ công tác của Bộ ở phía Nam, đã đề xuất Bộ trưởng Bộ NN&PTNT kiến nghị Chính phủ cho thu mua tạm trữ lúa Hè thu để nông dân yên tâm, cũng như kích cầu sản xuất vụ Thu đông. Hiện lúa Hè thu ở ĐBSCL đang thu hoạch rộ, sản lượng nhiều dễ dẫn đến tình trạng trục lợi trong bối cảnh khó khăn. Bộ cần đề xuất Chính phủ cho thu mua tạm trữ lúa quốc gia để kích cầu sản xuất, động viên nông dân tiếp tục tái đầu tư, cũng như để đảm bảo kế hoạch sản xuất. Ngoài ra, một số nơi đã bắt đầu xuống giống vụ Thu đông nhưng nông dân đang lưỡng lự…

 

H.TÂN - H.THU

赞(5194)
未经允许不得转载:>88Point » 【tài xỉu 2 1/4 là sao】Đồng bằng sông Cửu Long: Cấp bách tiêu thụ nông sản cho nông dân