Sáng 14/3,ộtrưởngNgoạigiaolầnđầutrảlờichấtvấntrongnhiệmkỳQuốchộikhóbảng xếp hạng bóng đá câu lạc bộ pháp phát biểu khai mạc phiên họp thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho biết phiên họp dự kiến diễn ra trong 3,5 ngày, cho ý kiến và xem xét 3 nhóm vấn đề. Chỉnh lý 7 dự án luật Thứ nhất là về nhóm công tác lập pháp, Chủ tịch Quốc hội cho hay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý 7 dự án luật trước khi xin ý kiến hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách và trình Quốc hội thông qua. Đó là Luật Thủ đô sửa đổi; Luật Tổ chức Tòa án nhân dân sửa đổi; Luật Đường bộ; Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản; Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi. Sau phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành việc xem xét, cho ý kiến 9 dự án luật dự kiến thông qua tại kỳ họp thứ 7 tới. Chủ tịch Quốc hội đánh giá, tiến độ chuẩn bị các dự án luật của Chính phủ, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và các cơ quan hữu quan tích cực hơn, sớm hơn so với trước đây. Các dự án luật lần này đều được các Phó Chủ tịch Quốc hội phụ trách ngành, lĩnh vực cùng cơ quan chủ trì soạn thảo, cơ quan chủ trì thẩm tra làm việc kỹ lưỡng, nhiều vòng, nhiều lần, tiếp thu tối đa ý kiến của đại biểu Quốc hội, chuyên gia nhà khoa học, có chỉnh lý bổ sung nhiều nội dung cơ bản. Trong đó, dự án Luật Thủ đô sửa đổi được Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phụ trách lĩnh vực họp nhiều lần. Mới đây, Đảng đoàn Quốc hội cũng đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội. Đến nay, dự án này được hoàn thiện thêm một bước nữa. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, đây là dự án luật đặc biệt quan trọng, không chỉ có ý nghĩa với sự phát triển nhanh, bền vững của thủ đô mà với cả nước. "Đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội hết sức quan tâm, đóng góp cả về nội dung, bố cục”, Chủ tịch Quốc hội lưu ý, thời gian không nhiều nên cần cố gắng đóng góp ý kiến để dự án luật có chất lượng tốt nhất. 2 bộ trưởng trả lời chất vấn Nhóm vấn đề thứ hai là xem xét, quyết định việc thành lập sắp xếp một số đơn vị hành chính thuộc tỉnh Bình Dương, Tiền Giang. Cụ thể là thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang. Cũng tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho ý kiến vào công tác dân nguyện tháng 2. Đặc biệt, nhóm vấn đề thứ ba, Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn 2 nhóm nội dung vào ngày 18/3. Nhóm vấn đề thuộc vấn đề tài chính, tập trung vào nội dung: Công tác quản lý, giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm; hoạt động dịch vụ thuộc lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm nhân thọ; thẩm định, cấp phép hoạt động của các công ty dịch vụ liên quan tài chính như cá cược, casino; thủ tục hải quan, kiểm tra giám sát hải quan, phòng chống buôn lậu; công tác quản lý giá, danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá… Người chịu trách nhiệm trả lời chính trong nhóm lĩnh vực này là Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc. Nhóm vấn đề thứ hai tập trung vào nhiều nội dung thuộc lĩnh vực ngoại giao. Cụ thể là công tác bảo hộ công dân Việt Nam ở nước ngoài, tình trạng vi phạm của công dân Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài tại Việt Nam; bảo vệ quyền là lợi ích hợp pháp cho công dân Việt Nam. Thực trạng triển khai các hoạt động song phương, đa phương và giải pháp thúc đẩy thực hiện các hoạt động hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư; hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch Việt Nam với thế giới; thủ tục nhập cảnh của công dân các nước vào Việt Nam cũng là những vấn đề được chất vấn. Ngoài ra, công tác quản lý sắp xếp kiện toàn tổ chức bộ máy ngành ngoại giao, giải pháp tăng cường phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh vực ngoại giao cũng sẽ được các đại biểu quan tâm đặt câu hỏi. Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn là người chịu trách nhiệm trả lời chính cho các nhóm lĩnh vực này. Chủ tịch Quốc hội cho biết, đây cũng là lần đầu tiên kể từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa 15, Bộ trưởng Ngoại giao trả lời chất vấn. Hai Bộ nghiên cứu mở rộng diện miễn visa để thu hút khách du lịchBộ trưởng Ngoại giao cho biết sẽ chủ động phối hợp với Bộ Công an đề xuất mở rộng danh sách miễn thị thực đơn phương nhằm thu hút các nhóm khách du lịch. |