您现在的位置是:Ngoại Hạng Anh >>正文

【du doan.bong da】Xóa “điểm nghẽn” cho giao thông đồng bằng sông Cửu Long

Ngoại Hạng Anh85人已围观

简介Toàn cảnh công trường thi công cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: Chung nguyễnĐẩy nhanh tiến độ Cầu Mỹ Thuận 2 vư ...

Toàn cảnh công trường thi công cầu Mỹ Thuận 2.

Toàn cảnh công trường thi công cầu Mỹ Thuận 2. Ảnh: Chung nguyễn

Đẩy nhanh tiến độ Cầu Mỹ Thuận 2 vượt sông Tiền

TheóađiểmnghẽnchogiaothôngđồngbằngsôngCửdu doan.bong dao Bộ Giao thông vận tải (GTVT), dự án đầu tư xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 và đường dẫn hai đầu cầu là một dự án thành phần của tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai đoạn 2017 - 2020. Tổng mức đầu tư xây dựng cầu là 5.003 tỷ đồng bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, dự kiến hoàn thành vào năm 2023. Trong đó, chi phí xây dựng và thiết bị khoảng 3.389,6 tỷ đồng. Dự án có tổng chiều dài tuyến là 6,61km (cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu 350m về phía thượng lưu) có điểm đầu tại Km101+126, nối với dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận tại nút giao An Thái Trung thuộc địa phận huyện Cái Bè (tỉnh Tiền Giang); điểm cuối tại Km 107+740, nối với dự án cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ thuộc địa phận TP. Vĩnh Long (tỉnh Vĩnh Long).

Cầu có chiều dài hơn 1.900m đầu tư hoàn chỉnh với 6 làn xe, vận tốc thiết kế 80km/giờ, bề rộng mặt cầu phần xe chạy là 25m, nhịp chính kết cấu dây văng dài 650m, nhịp dẫn dài 1.276m, có khổ thông thuyền 37,5m, được các đơn vị trong nước thực hiện thiết kế, giám sát và thi công. Riêng phần đường dẫn 2 đầu cầu dài 4,7km. Trong đó, bờ Tiền Giang dài 4,3km và Vĩnh Long dài 0,4km, có vận tốc thiết kế 100km/giờ. Trước mắt đầu tư với quy mô 4 làn xe, bề rộng nền đường phía Tiền Giang là 17m, phía Vĩnh Long rộng 25m (đồng bộ với bề mặt cầu). Được biết, hiện tại tiến độ giải phóng mặt bằng của dự án đã đạt 98% để triển khai thi công. Tiến độ và chất lượng thi công cũng đang được ban quản lý dự án 7 kiểm soát chặt chẽ các nhà thầu. Do đó cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Bộ GTVT.

Cũng theo Bộ GTVT, dự án này hoàn thành sẽ tạo thành một tuyến giao thông huyết mạch từ TP. Hồ Chí Minh đi Cần Thơ, đồng bộ mạng lưới giao thông đã và đang xây dựng tại khu vực Tây Nam bộ, góp phần phát triển kinh tế của vùng. Đặc biệt là giảm tải cho cầu Mỹ Thuận hiện hữu, tránh ùn tắc trong những ngày lễ, tết như hiện nay.

Sớm khởi công cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu trên QL60

Cũng theo Bộ GTVT, ngoài việc đẩy nhanh tiến độ xây dựng cầu Mỹ Thuận 2 thì Bộ GTVT cũng đang gấp rút triển khai các thủ tục để sớm khởi công dự án xây dựng cầu Đại Ngãi vượt sông Hậu trên quốc lộ (QL) 60 thuộc địa phận các tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.

Dự án cách bến phà hiện tại khoảng 7,8km về phía hạ lưu, bắt đầu từ điểm giao cắt với QL54, tuyến đi thẳng 7,26km trên địa phận Trà Vinh, vượt sông Hậu (luồng Định An), với cầu chính dài 2,56km, giao bằng đi trên Cù Lao Dung 4,3km, tiếp tục vượt sông Hậu (luồng Trần Đề) với cầu dài 0,86km, tuyến đi thẳng 0,22km trên địa phận Sóc Trăng, kết nối vào đường Nam Sông Hậu, phía hạ lưu nhiệt điện Long Phú. Dự án thiết kế theo tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng đảm bảo đồng bộ với toàn tuyến QL 60. Vận tốc thiết kế 80km/h.

Ngày 28/10/2019, Thủ tướng Chính phủ đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư dự án, sử dụng vốn vay ODA của Chính phủ Nhật Bản và Bộ Kế hoạch và đầu tư cũng đã có văn bản gửi Đại sứ quán Nhật Bản đề nghị cấp vốn vay ODA cho dự án. Do cầu Đại Ngãi có quy mô lớn, vị trí xây dựng trên khu vực địa chất phức tạp lớp bùn dày, gần cửa biển, nên Bộ GTVT đã có văn bản gửi Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) đề nghị cung cấp khoản tài trợ không hoàn lại để các chuyên gia Nhật Bản nhiều kinh nghiệm hỗ trợ Bộ GTVT lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án (F/S).

Hiện nay, JICA đang triển khai các thủ tục để công tác lập báo cáo nghiên cứu khả thi dự án xây dựng cầu Đại Ngãi, dự kiến sẽ bắt đầu vào cuối năm 2020 nhằm mục tiêu vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản trong tài khóa 2021, triển khai thi công vào đầu năm 2023.

Cũng theo Bộ GTVT, khi đưa vào khai thác, dự án sẽ hoàn thành toàn tuyến QL60, nâng cao năng lực vận tải cho vùng đồng bằng sông Cửu Long, tạo sự kết nối giao thông thuận tiện giữa các tỉnh duyên hải phía Nam với nhau và với TP. Hồ Chí Minh, rút ngắn thời gian đi lại, giảm chi phí vận tải lưu thông hàng hóa, mở rộng giao thương và bỏ thế độc đạo của QL1, đặc biệt là rút ngắn khoảng cách 80km so với tuyến QL1 hiện hữu khi di chuyển từ Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu về TP. Hồ Chí Minh.

Đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi

Dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi có chiều dài toàn tuyến khoảng 15,2km, gồm 7 cầu (hai cầu chính là cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24km, cầu Đại Ngãi 2 dài 860m và 5 cầu trung, cầu nhỏ) và đường dẫn vào cầu với tổng mức đầu tư khoảng 8.140 tỷ đồng. Dự án có điểm đầu giao với QL54 thuộc huyện Tiểu Cần, Trà Vinh; điểm cuối giao với đường Nam Sông Hậu, huyện Long Phú, Sóc Trăng.

Trí Dũng - Văn Nam

Tags:

相关文章