您现在的位置是:Cúp C1 >>正文

【lịch bóng đá hôm nay châu âu】Chính phủ, điều bất biến và điều không thể

Cúp C17人已围观

简介Thấp nhất, cao nhấtVới mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Chín ...

Thấp nhất,ínhphủđiềubấtbiếnvàđiềukhôngthểlịch bóng đá hôm nay châu âu cao nhất

Với mục tiêu bảo vệ sức khỏe, tính mạng của nhân dân là trên hết, trước hết, Chính phủ đã quyết tâm ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh bằng tất cả các biện pháp, đặc biệt là việc thần tốc có đủ vắc-xin và tiêm chủng nhanh nhất, nhiều nhất, sớm nhất, bảo đảm khoa học, an toàn, hiệu quả, miễn phí cho toàn dân. Từ những liều vắc-xin đầu tiên được tính bằng những con số cực kỳ nhỏ giọt hồi tháng 7, cho đến tuần cuối cùng của năm 2021, Việt Nam tiến nhanh đến mốc 150 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 được tiêm cho người dân trong cả nước.

Năm 2021, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine “đi sau về trước” với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.
Năm 2021, Việt Nam đã thực hiện thành công chiến lược vaccine “đi sau về trước” với chiến dịch tiêm chủng lớn nhất từ trước đến nay.

Cho đến hết năm 2021, chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19 của Việt Nam vượt mốc 150 triệu liều. Tỷ lệ bao phủ 1 mũi vắc-xin là 99,6% (khoảng 75 triệu người); tỷ lệ bao phủ 2 mũi vắc-xin cho người từ 18 tuổi trở lên là 90,9%; đang tích cực tiêm mũi 3 và tiêm cho trẻ em từ 12 - 17 tuổi với tỷ lệ bao phủ tiêm 1 mũi cho trẻ em lứa tuổi này là 85,6%, tiêm 2 mũi là 57%. Tính chung lại, đến nay, đã có trên 70% dân số Việt Nam đã được tiêm, vượt xa mục tiêu mà Tổ chức Y tế thế giới đề ra đến hết năm 2021 là 40% dân số của mỗi quốc gia được tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

Việt Nam đã từ vị thế của một trong những quốc gia có tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin ở mức thấp nhất trên thế giới đã trở thành một trong 6 quốc gia có tỷ lệ người dân được tiêm vắc-xin ở mức cao nhất trên thế giới. Việt Nam cũng được đánh giá là nước có tỷ lệ người dân ủng hộ việc tiêm vắc-xin cao hơn nhiều nước trên thế giới. Tinh thần này được thể hiện rất rõ trong việc người dân tích cực tham gia ủng hộ Quỹ vắc-xin phòng, chống dịch Covid-19 của Chính phủ, cũng như sẵn sàng tham gia tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19.

Ngày xưa, ngày nay

Với sự chuyển trạng thái từ chậm nhất sang nhanh nhất đặc biệt ấn tượng, Việt Nam có thêm nhiều cơ hội để thành công hơn trong ngoại giao vắc-xin và tiếp cận được nhiều gần gấp đôi so với số vắc-xin cam kết từ đầu năm 2021. Từ tháng 2/2021 đến ngày 29/12/2021, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 192 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 các loại khác nhau, trong đó, ngân sách nhà nước mua gần 97 triệu liều, nguồn viện trợ, tài trợ hơn 95 triệu liều.

Người dân Việt Nam đã trải qua thời điểm, như có lời vè xuất hiện trong dân gian hồi mùa hè năm 2021: “Ngày xưa mong ước đủ điều/ngày nay chỉ muốn hai liều vắc-xin”. Mỗi liều vắc-xin được tiêm ra lúc ấy đều phải gắn với hai từ “ưu tiên”. Thủ tướng Phạm Minh Chính ngày 10/7/2021, khi phát biểu tại lễ phát động chiến dịch tiêm chủng vắc-xin phòng Covid-19, bày tỏ: “Tôi đã cảm nhận được tình người sâu sắc bằng sự cảm thông của đồng bào dành cho nhau. Nhiều người chia sẻ mong muốn trong lúc này vắc-xin chưa có nhiều, hãy dành cho đồng bào ở những nơi dịch bệnh đang diễn ra phức tạp để tiêm trước, mà không so bì tính toán…”

3 sắc màu của năm

Màu đen, cho hơn 3,1 vạn người dân đã qua đời vì Covid-19 trong năm 2021 - một con số đau thương nhất kể từ sau chiến tranh. Màu trắng thiên thần của đội ngũ những cán bộ y tế không ngừng giành giật với “giặc dịch bệnh” để giữ lại mạng sống cho người dân. Màu xanh áo lính, màu của nghĩa tình quân dân. Đó là 3 sắc mầu được nhắc đến nhiều nhất trong năm 2021.

Một sự kiện đặc biệt ghi nhớ của năm 2021 là ngày 21/8/2021, Lãnh đạo Đảng và Nhà nước đã đưa ra quyết định điều lực lượng quân đội, công an, y tế giúp đỡ người dân TP. Hồ Chí Minh và một số tỉnh phía Nam tăng cường chống dịch. Hàng trăm ngàn cán bộ, chiến sĩ toàn quân và lực lượng dân quân tự vệ không ngại hiểm nguy, gác lại riêng tư lên đường vào Nam. Đây cũng là cuộc điều quân lớn nhất kể từ khi đất nước kết thúc chiến tranh. “Những người con của nhân dân mang sứ mệnh màu xanh áo lính đi giữa màu đỏ của tâm dịch để hòa nhập cùng đồng bào, đồng chí vượt qua khó khăn, thử thách, bằng tất cả tấm lòng và trái tim chan chứa tình người…” - Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Chương trình Nghĩa tình quân dân, tháng 12/2021.

Và chỉ trong vẻn vẹn 5 tháng, đúng như mong ước, gần như tất cả người dân đều đã có đủ hai liều vắc-xin, không ai bị bỏ lại trong chiến lược thần tốc này. Những ngày đầu năm 2022, Chính phủ tiếp tục hối thúc việc tiêm vắc-xin cho trẻ em từ 5 - 11 tuổi.

Không thể để trẻ em ở nhà quá lâu mà không được đến trường

Kể từ ngày 11/10/2021, Chính phủ quyết định chuyển cuộc chiến phòng chống Covid-19 sang một giai đoạn mới, từ chủ trương theo đuổi “zero Covid” sang chủ trương thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19. Một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến quyết định này, theo Thủ tướng Chính phủ, “không thể để trẻ em ở nhà quá lâu mà không được đến trường. Chính phủ rất quan tâm đến việc mở cửa an toàn trường học, vì mỗi ngày đến trường của các em đều là mỗi ngày vui”.

Mùa khai giảng năm 2021, theo nhẩm tính của người đứng đầu Chính phủ, hơn 7,3 triệu học sinh thuộc 26/63 tỉnh thành phố trong cả nước không thể đến trường, phải học trực tuyến và hơn 1,5 triệu học sinh (thuộc 213 quận, huyện) không thể tham gia lớp học cùng các bạn do thiếu thiết bị học trực tuyến, thua thiệt, tủi thân với bạn bè. “Tất cả chúng ta ai cũng ngậm ngùi khi dịch bệnh đã lấy đi ý nghĩa tuổi thơ của các cháu khi không được cắp sách đến trường hàng ngày, không được nghe tiếng trống trường, không được gặp gỡ, giao lưu với bạn bè, thầy cô… Những khó khăn mà dịch bệnh gây ra là quá lớn” - Thủ tướng Phạm Minh Chính nói tại lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tối 12/9/2021.

Năm nắng, mười mưa

GDP năm 2021, một con số theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đó là đầy ắp những nỗi niềm “năm nắng, mười mưa” khi vừa phòng, chống dịch, vừa phát triển kinh tế. Báo cáo trước Quốc hội tại kỳ họp cuối năm 2021, Thủ tướng Phạm Minh Chính thẳng thắn đánh giá tình hình bằng loạt tính từ như “nghiêm trọng”, “nặng nề”… như sức chống chịu của nền kinh tế suy giảm mạnh; lao động, việc làm bị ảnh hưởng nặng nề, số lượng người lao động tạm ngừng việc, thiếu, mất việc làm gia tăng; số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh, tạm ngừng hoạt động hoặc chờ giải thể tăng và ở mức khá cao…

Nhìn nhận: “Chúng ta có những mất mát, có những việc chưa làm được, nhưng chúng ta cũng trưởng thành hơn”, người đứng đầu Chính phủ dẫn ra hai câu: “Non cao cũng có đường trèo/Đường dù hiểm nghèo vẫn có lối đi” để bày tỏ niềm tin vào tương lai phía trước.

Nêu phương châm và triết lý hành động của Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, theo Thủ tướng, Chính phủ xác định rõ trong điều hành, điều bất biến là đặt mục tiêu cao nhất là bảo vệ tính mạng, sức khỏe của nhân dân; ứng vạn biến là trong điều kiện diễn biến của dịch bệnh có phương pháp và cách tổ chức phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội phù hợp, hiệu quả.

GDP năm 2022, Chính phủ phấn đấu tăng từ 6 đến 6,5%, cao gấp hơn 2 lần năm 2021. Chủ đề điều hành năm 2022 của Chính phủ là: “Đoàn kết kỷ cương, chủ động thích ứng an toàn hiệu quả, phục hồi phát triển”. Người đứng đầu Chính phủ cũng đưa ra thông điệp: “Trên tinh thần đoàn kết, liêm chính, chủ động thích ứng, an toàn, hiệu quả, hồi phục kinh tế - xã hội một cách bền vững, phấn đấu năm 2022 là năm chiến thắng dịch bệnh; kinh tế phục hồi và phát triển; xã hội trật tự và kỷ cương; chủ quyền quốc gia được giữ vững; chính trị được ổn định; nhân dân có cuộc sống bình an và hạnh phúc”.

Tags:

相关文章