Đây là một yêu cầu được Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9,êucầugiảingânhếtvốnđầutưcôngđượcgiaonăkết quả trận kashima antlers diễn ra ngày 3/10.
Năm đầu tiên sau nhiều năm hoàn thành 13 chỉ tiêu kinh tế xã hội
Tại phiên họp, Thủ tướng đánh giá với kết quả kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm, nhiều khả năng năm 2017 sẽ là năm đầu tiên sau nhiều năm chúng ta hoàn thành tất cả 13 chỉ tiêu Quốc hội giao, bao gồm cả chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế.
Theo Thủ tướng, kết quả tích cực của 9 tháng đầu năm đạt được là do chúng ta đã chuyển đổi mạnh mẽ mô hình tăng trưởng, đi vào chất lượng, nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế. Môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, với việc cắt giảm trên 5.000 thủ tục hành chính, đổi mới phương thức làm việc, tổ chức nhiều diễn đàn, đối thoại chính sách, quyết sách kịp thời.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, thực tế vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, yếu kém, do vậy Thủ tướng lưu ý trong những tháng cuối năm cần tiếp tục theo dõi sát tình hình để có đối sách phù hợp, “càng về đích càng phải cố gắng”.
Theo đó, Thủ tướng đề nghị tập trung vào một số việc cụ thể như cần tiếp tục giảm lãi suất cho vay, tập trung vốn tín dụng cho các lĩnh vực ưu tiên. Thực hiện quyết liệt việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng yếu kém, để đến cuối năm 2018, cơ bản hoàn thành những công việc chính về cơ cấu lại các tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu.
Xử lý nghiêm sai phạm trong cổ phần hoá
Về ngân sách, tiếp tục đẩy mạnh chống thất thu, chuyển giá và nợ đọng thuế. Rà soát kỹ, kiểm soát chặt chẽ các khoản chi ngân sách, triệt để tiết kiệm chi tiêu thường xuyên, thực hiện nghiêm kỷ luật tài chính ngân sách. Thực hiện khoán chi hành chính, sử dụng xe công; đẩy mạnh đấu thầu, đặt hàng trong cung cấp dịch vụ công.
Về giải ngân vốn đầu tư công, Thủ tướng yêu cầu các bộ trưởng, trưởng ngành, chủ tịch UBND các tỉnh, TP chịu trách nhiệm trực tiếp về việc đẩy mạnh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công trong quý IV, bảo đảm thực hiện giải ngân hết nguồn vốn đầu tư công được giao của năm 2017. Trường hợp nào giải ngân chậm thì kiên quyết cắt giảm theo quy định để chuyển sang thực hiện các nhiệm vụ cấp bách khác.
Về cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN), Thủ tướng nhìn nhận cũng là khâu yếu, đã được lưu ý nhiều lần, “cần tìm nguyên nhân căn cơ để thúc đẩy, xử lý, giải quyết”. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính cùng các bộ, ngành thực hiện nghiêm việc này, khi mà “lộ trình đã có, kế hoạch đã rõ”.
Bộ Công thương cần triển khai ngay kế hoạch thoái vốn Nhà nước tại Sabeco đúng quy định pháp luật. Các vi phạm, kể cả hành vi cố tình làm chậm hoặc vi phạm pháp luật trong cổ phần hóa phải được xử lý nghiêm, tập trung xử lý dứt điểm các dự án công trình đầu tư không hiệu quả, thua lỗ kéo dài.
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì cuộc họp báo thường kỳ chiều 3/10. Ảnh: VGP |
Mỗi năm DN mất 14.300 tỷ đồng cho kiểm tra chuyên ngành
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu đẩy mạnh hơn nữa việc cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp (DN). Đẩy mạnh rà soát, cắt giảm các điều kiện đầu tư kinh doanh không cần thiết. Cải cách toàn diện hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất nhập khẩu; thực hiện chuyển mạnh mẽ từ "tiền kiểm" sang "hậu kiểm". Các bộ, ngành và địa phương cần thường xuyên tổ chức các cuộc đối thoại với DN trên cơ sở những phản ánh và kiến nghị của DN một cách thường xuyên và kịp thời.
Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng, trong tháng 9 vừa qua, Tổ công tác của Thủ tướng đã tiến hành kiểm tra hoạt động kiểm tra chuyên ngành với hàng hóa xuất nhập khẩu tại Hải Phòng và kiểm tra Bộ Y tế, Bộ Công thương về thực hiện các nhiệm vụ cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành.
Thực tiễn kiểm tra cho thấy việc kiểm tra chuyên ngành đang gây rất nhiều khó khăn cho DN, gây tốn kém thời gian và chi phí rất lớn cho DN và cả nền kinh tế. Tính chung mỗi năm DN mất tới 30 triệu ngày công và hơn 14.300 tỷ đồng cho việc kiểm tra chuyên ngành.
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Tổ công tác tiếp tục thường xuyên đôn đốc, kiểm tra thực hiện nhiệm vụ mà Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương và báo cáo công khai tại phiên họp Chính phủ thường kỳ, đẩy mạnh công khai, minh bạch với dư luận, người dân, DN./.
H.Y