搜索

【soi kèo trận argentina】“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Nhà máy đạm Ninh Bình vẫn ngập trong nợ nần

发表于 2025-01-24 23:01:40 来源:88Point
suc khoe 12 dai du an dap chieu nha may dam ninh binh van ngap trong no nan“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Lối nào cứu gang thép Thái Nguyên?ứckhỏeđạidựánđắpchiếuNhàmáyđạmNinhBìnhvẫnngậptrongnợnầsoi kèo trận argentina
suc khoe 12 dai du an dap chieu nha may dam ninh binh van ngap trong no nan“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Sự hồi sinh của Nhà máy xơ sợi Đình Vũ
suc khoe 12 dai du an dap chieu nha may dam ninh binh van ngap trong no nanSố phận 12 đại dự án thua lỗ hiện ra sao?
suc khoe 12 dai du an dap chieu nha may dam ninh binh van ngap trong no nan
Mục tiêu xử lý dứt điểm, vận hành ổn định và có hiệu quả nhà máy sau đó cổ phần hóa, thoái vốn trong năm 2020 khó đảm bảo. Ảnh: Nguyễn Thanh.

Chạy ít nghỉ nhiều

Nhà máy đạm Ninh Bình là dự án đã được bàn giao (tạm thời) đi vào vận hành sản xuất thương mại từ tháng 9/2012. Tuy nhiên, đến tháng 7/2016, nhà máy đã dừng sản xuất do thua lỗ kéo dài và không còn đủ vốn lưu động. Đồng thời, trong quá trình sản xuất, nhà máy chưa vận hành ổn định, nhiều lần xảy ra sự cố kỹ thuật phải dừng máy để sửa chữa, bảo dưỡng. Đến tháng 1/2017, tuy nhà máy đã vận hành trở lại, song thời gian chạy máy cả năm vỏn vẹn chỉ đạt 139 ngày. Bước sang năm 2018, nhà máy cũng chỉ chạy máy được tổng cộng 117 ngày (tạm dừng 7 lần do sự cố, trong đó lần dài nhất từ ngày 10/5 đến 22/8/2018). Sau quá trình nằm dài "đắp chiếu" và hoạt động trồi sụt, phập phù, theo báo cáo mới nhất của Bộ Công Thương, trong quý I/2019, tổng sản lượng của nhà máy đạt 115.950 tấn ure và 775 tấn NH3; tổng sản lượng tiêu thụ đạt 76.800 tấn urê và 775 tấn NH3; lỗ 135,8 tỷ đồng, giảm lỗ 87,2 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018.

Trong số 12 dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương, Bộ Công Thương nêu rõ: Các dự án sản xuất phân bón của Vianchem (trong đó có Nhà máy đạm Ninh Bình-PV) đang tiếp tục gặp phải khó khăn về vay vốn lưu động để phục vụ sản xuất kinh doanh do các ngân hàng thương mại áp dụng cho vay theo phương thức "thu về 10 phần và chỉ cho vay lại 9 phần" sau mỗi chu kỳ sản xuất.

Nói sâu hơn về vấn đề này, đặc biệt là trường hợp của Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình, ông Nguyễn Phú Cường - Chủ tịch HĐTV Vinachem cho hay: Trong các dự án của Vinachem, Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình là căng thẳng nhất. 3 tháng đầu năm nay, Dự án hoạt động bình thường nhưng thời gian chạy lại so với tổng thời gian nhà máy nghỉ rất dài, dẫn đến chi phí tài chính quá lớn. Nhà máy đạm Ninh Bình hiện là dự án không ngân hàng nào cho vay, chủ yếu hoạt động theo phương thức khách hàng ứng tiền, sau đó tiền đó được đem đi mua than để chạy. "Vốn Vinachem đầu tư cho dự án này khoảng 6.000 tỷ đồng, trong khi đó vốn điều lệ của Vinachem chỉ có 13.000 tỷ đồng. Hiện tại, tất cả các hợp đồng tín dụng Vinachem vay đầu tư cho dự án này, Vinachem đang phải trả. Tình trạng này kéo dài không chỉ kéo sập Nhà máy đạm Ninh Bình mà còn kéo sập cả Vinachem. Trước mắt cần cho khoanh nợ, có giải pháp về hợp đồng vay với một số ngân hàng", ông Cường nói.

Xử lý dứt điểm tranh chấp Hợp đồng EPC

Về Nhà máy đạm Ninh Bình, tại Phiên họp của Ban chỉ đạo xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án và DN chậm tiến độ, kém hiệu quả của ngành Công Thương diễn ra mới đây, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ nhấn mạnh: "Đây là dự án nặng nhất, đáng lo nhất hiện nay. Trong đề án đã có hết các phương án xử lý, Vinachem dựa trên cơ sở các phương án, tính toán lại xem phương án nào có lợi nhất thì làm, giải quyết dứt điểm".

Bộ Công Thương đánh giá: Ở thời điểm hiện tại, Nhà máy đạm Ninh Bình là dự án còn nhiều khó khăn, đặc biệt là các vấn đề tranh chấp Hợp đồng tổng thầu (EPC) chưa xử lý được, do vậy chưa quyết toán được Dự án. Ngoài ra, Nhà máy đạm Ninh Bình còn đối mặt với khó khăn về dòng tiền nên chưa đáp ứng được chi phí để sửa chữa, bảo dưỡng và mua vật tư dự phòng dẫn đến hệ thống thiết bị còn nhiều sự cố phải dừng máy dài ngày để sửa chữa, giảm sản lượng sản xuất và cơ hội bán hàng. Bên cạnh đó, xuất phát từ thực tế DN khó khăn, nhiều cán bộ công nhân đã chuyển công tác dẫn tới Nhà máy cũng còn thiếu cán bộ công nhân lành nghề. "Tình trạng này kéo dài sẽ khó bảo đảm mục tiêu xử lý dứt điểm Dự án, vận hành ổn định và có hiệu quả nhà máy rồi cổ phần hóa, thoái vốn trong năm 2020 như đã đề ra tại Quyết định số 1468/QĐ-TTg ngày 29/9/2017 Phê duyệt Đề án xử lý các tồn tại, yếu kém của một số dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương ", Bộ Công Thương nhận định.

Liên quan tới phương án xử lý Dự án Nhà máy đạm Ninh Bình trong thời gian tới, báo cáo Chính phủ vừa gửi đại biểu Quốc hội về tình hình và kết quả xử lý tồn tại, yếu kém của các dự án, DN chậm tiến độ, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương do Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh thay mặt Chính phủ, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ ký nêu rõ: Sẽ tập trung xử lý dứt điểm vấn đề tranh chấp Hợp đồng EPC để có thể quyết toán Hợp đồng EPC và quyết toán toàn bộ Dự án. Trong trường hợp hai bên không thống nhất giải quyết được các vấn đề vướng mắc, cần đưa ra bên thứ ba (cơ quan trọng tài) để phân xử, xác định trách nhiệm cụ thể của các bên; đồng thời thực hiện việc điều tra, truy tố, xét xử nếu thấy có dấu hiệu vi phạm để để xác định rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt là trách nhiệm đối với phần tài sản bị thất thoát, thiệt hại do vi phạm gây ra. Theo Chính phủ, trên cơ sở kết luận của cơ quan trọng tài về tranh chấp Hợp đồng EPC và trách nhiệm các bên trong Hợp đồng EPC, kết luận của Cơ quan điều tra xét xử về vi phạm và trách nhiệm về thiệt hại do vi phạm gây ra của tổ chức, cá nhân có liên quan trong Dự án, để từ đó xác định lại giá trị tài sản Dự án và tiến hành việc cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước khỏi Dự án.

随机为您推荐
版权声明:本站资源均来自互联网,如果侵犯了您的权益请与我们联系,我们将在24小时内删除。

Copyright © 2016 Powered by 【soi kèo trận argentina】“Sức khỏe” 12 đại dự án “đắp chiếu”: Nhà máy đạm Ninh Bình vẫn ngập trong nợ nần,88Point   sitemap

回顶部