【lich thi dau hôm nay】Chính trường Mỹ tăng nhiệt trong vấn đề Iran
Lời mời Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu được công bố chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Obama kêu gọi Quốc hội không thông qua dự luật tăng cường các biện pháp trừng phạt Iran. Trong Thông điệp Liên bang 2015,ínhtrườngMỹtăngnhiệttrongvấnđềlich thi dau hôm nay ông Obama cho rằng việc Quốc hội Mỹ thông qua lệnh trừng phạt mới chống Iran sẽ làm thất bại nỗ lực ngoại giao hiện nay. Các nhà ngoại giao Mỹ vẫn tham gia đàm phán với phía Iran về chương trình hạt nhân mà Tehran theo đuổi. Tổng thống Obama đe dọa sẽ phủ quyết bất cứ dự luật nào có thể ảnh hưởng tới tiến trình này. Tuần trước, khi tới thăm Washington DC, Thủ tướng Anh David Cameron cũng cảnh báo các nhà lãnh đạo Quốc hội Mỹ rằng việc siết chặt lệnh trừng phạt sẽ phá hỏng nỗ lực đàm phán.
Tháng 11-2014, đại diện Iran và 6 cường quốc đã nhất trí gia hạn tiến trình đàm phán thêm 6 tháng nữa nhằm đạt được một thỏa thuận lâu dài và toàn diện về vấn đề hạt nhân. Giới chức ngoại giao Mỹ hy vọng họ có thể tạo ra bước ngoặt quan trọng vào mùa Xuân 2015. Tuy nhiên, cuối tuần qua, một nhóm thượng nghị sĩ Mỹ đã nhất trí giới thiệu dự luật mới với những biện pháp tăng cường trừng phạt Iran. Dự kiến, các ủy ban chuyên trách của Thượng viện Mỹ sẽ bắt đầu thảo luận về dự luật này tại những phiên họp vào tuần tới. Đây được coi là một thách thức nghiêm trọng đối với chính sách Iran của Tổng thống Obama. Sau thất bại tại cuộc bầu cử giữa kỳ vừa qua, đảng Dân chủ của ông Obama đã mất nốt quyền kiểm soát Thượng viện vào tay đảng Cộng hòa. Theo nhận định của giới phân tích, hai năm cuối nhiệm kỳ của Tổng thống Obama sẽ chứng kiến những tranh cãi gay gắt giữa Quốc hội và Nhà Trắng cả trong chính sách đối nội lẫn đối ngoại.
Ông Obama cho rằng các biện pháp trừng phạt mới có thể "khiến các đồng minh xa lánh Mỹ, và tạo điều kiện để Iran tái khởi động chương trình hạt nhân". Vì thế, ông sẽ sử dụng quyền phủ quyết của Tổng thống nếu Quốc hội thông qua dự luật siết chặt lệnh trừng phạt chống Iran. Giới phân tích chính trị cho rằng đảng Cộng hòa khó có thể giành được sự ủng hộ tại Thượng viện đủ để vượt qua quyền phủ quyết của Tổng thống. Trong tuyên bố của mình, ông Boehner cho biết ông mời Thủ tướng Israel nói về những mối đe dọa nghiêm trọng từ phía Hồi giáo cực đoan và Iran đối với an ninh Mỹ. Ông cũng khẳng định rằng ông không thảo luận về lời mời này với Nhà Trắng. Theo ông, nước Mỹ cần những cuộc thảo luận nghiêm túc hơn về nguy cơ đe dọa an ninh, bởi "trong Thông điệp Liên bang ngày 20-1, Tổng thống Obama mới chỉ nhìn vấn đề 'trên giấy' ".
Mặc dù không bày tỏ quan điểm cụ thể về dự luật mới tại Quốc hội Mỹ, nhưng từ trước tới nay, ông Netanyahu thường công khai cảnh báo rằng Chính quyền của ông Obama đang sa vào một "thỏa thuận tồi tệ" với Iran. Ông phản đối việc dỡ bỏ lệnh trừng phạt trước khi Iran từ bỏ hoạt động làm giàu urani. Nếu chấp thuận lời mời của ông Boehner thì đây là lần thứ 3 ông Netanyahu phát biểu trước Quốc hội Mỹ. Không chỉ vận động chính giới Mỹ, ông Netanyahu còn có thể tranh thủ cơ hội này để gia tăng cách biệt giữa đảng Likud của mình với liên minh trung tả Công đảng-Hatnua trước thềm cuộc bầu cử vào ngày 17-3 tới.
Mâu thuẫn về chính sách đối với Iran khiến mối quan hệ giữa Thủ tướng Netanyahu và Tổng thống Obama không mấy thuận hòa. Một số ý kiến chỉ trích còn cho rằng chính ông Netanyahu đã đẩy quan hệ với Nhà Trắng xuống điểm thấp nhất trong lịch sử. Bấy lâu nay, Israel vẫn tự hào rằng họ nhận được sự ủng hộ của cả đảng Dân chủ và Cộng hòa Mỹ. Song, giờ đây, nhận lời mời của thủ lĩnh đảng Cộng hòa và lên tiếng chỉ trích gay gắt Chính quyền Obama, ông Netanyahu có thể bị nhiều thành viên đảng Dân chủ xa lánh.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/048c792219.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。