设为首页 - 加入收藏   
您的当前位置:首页 > Thể thao > 【kết quả giải hạng nhất nhật bản】Sai phạm tại Phúc Sơn, Thuận An nằm ngoài phạm vi tiếp cận Kiểm toán Nhà nước 正文

【kết quả giải hạng nhất nhật bản】Sai phạm tại Phúc Sơn, Thuận An nằm ngoài phạm vi tiếp cận Kiểm toán Nhà nước

来源:88Point 编辑:Thể thao 时间:2025-01-10 19:22:45

Trong tuần sau,ạmtạiPhúcSơnThuậnAnnằmngoàiphạmvitiếpcậnKiểmtoánNhànướkết quả giải hạng nhất nhật bản Quốc hội dành 2,5 ngày chất vấn 4 tư lệnh ngành, trong đó có chất vấn về trách nhiệm và giải pháp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp, dự án được kiểm toán nhưng vẫn xảy ra sai phạm. 

VietNamNet có cuộc phỏng vấn ông Đặng Thế Vinh - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước liên quan đến những nội dung này. 

Chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm đến cơ quan điều tra

Thời gian qua, nhiều bất cập nổi cộm đã được KTNN phát hiện khi kiểm toán một số doanh nghiệp, dự án đầu tư. Tuy nhiên, có những sai phạm đã được KTNN chỉ ra từ những năm trước nhưng có đơn vị vẫn tái phạm, hoặc tiếp tục xảy ra ở những đơn vị khác. Ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề này?

Trong 5 năm gần nhất (2019-2023), KTNN đã kiểm toán và phát hành 1.345 báo cáo kiểm toán, đã kiến nghị 331.367 tỷ đồng (gồm tăng thu NSNN 30.539 tỷ đồng; giảm chi NSNN 96.183 tỷ đồng; kiến nghị khác 204.644 tỷ đồng).

Đáng chú ý, có 663 báo cáo kiểm toán có kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. KTNN đã chuyển 19 vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua kiểm toán cho Cơ quan Cảnh sát điều tra các cấp để xem xét xử lý.

Riêng trong kiểm toán lĩnh vực đầu tư, KTNN đã chỉ ra nhiều tồn tại, hạn chế, từ việc lập, phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư đến việc phê duyệt chủ trương đầu tư, phê duyệt dự án; công tác thiết kế, đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, tạm ứng, nghiệm thu, thanh toán, quản lý tiến độ… 

b9d9e377 6ce5 465c ab12 8bb2d882388e.jpg
Ông Đặng Thế Vinh - Phó Tổng Kiểm toán Nhà nước. Ảnh: X.Đ

Đối với doanh nghiệp có trên 50% vốn Nhà nước, những bất cập chủ yếu được phát hiện gồm thực hiện nghĩa vụ với NSNN chưa đầy đủ do hạch toán sai doanh thu, chi phí; quản lý chi phí, giá thành sản phẩm chưa chặt chẽ, định mức sản xuất kinh doanh chưa phù hợp thực tế; quản lý nợ còn bất cập, còn để phát sinh nợ phải thu quá hạn, khó đòi lớn; đầu tư tài chính hiệu quả chưa cao, hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ...

Nhìn lại kết quả kiểm toán thời gian qua có thể thấy, những tồn tại trên đã xảy ra tại nhiều doanh nghiệp, thậm chí có doanh nghiệp đã được KTNN chỉ ra và yêu cầu khắc phục nhưng vẫn tái phạm. 

Theo ông, để xảy ra thực trạng trên, trách nhiệm thuộc về ai?

Cũng cần phải nói rõ, theo quy định của pháp luật, KTNN có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán trong đó có các doanh nghiệp (quản lý, sử dụng vốn, tài sản Nhà nước). 

Thông qua các kiến nghị kiểm toán, KTNN tư vấn hoàn thiện cơ chế chính sách; kiến nghị xử lý tài chính; kiến nghị chấn chỉnh, kiểm điểm, xử lý trách nhiệm các vi phạm, sai sót trong công tác quản lý, sử dụng vốn tài sản Nhà nước của các doanh nghiệp. Trường hợp có dấu hiệu tội phạm chuyển hồ sơ sang Cơ quan Cảnh sát điều tra.

Kết quả kiểm toán đều được công khai hàng năm, trách nhiệm thực hiện kết luận, kiến nghị thuộc về các doanh nghiệp và cá nhân, đơn vị có liên quan theo quy định của Luật KTNN và KTNN kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán của đơn vị được kiểm toán. 

Việc tiếp tục xảy ra các sai phạm tại nhiều doanh nghiệp thuộc trách nhiệm của bản thân doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân có liên quan đến quá trình quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. 

Qua kiểm toán, trường hợp doanh nghiệp tiếp tục sai phạm thì KTNN tiếp tục kiến nghị các biện pháp xử lý tương xứng.

Hoạt động của KTNN chủ yếu là phòng ngừa

Thời gian qua nổi lên hàng loạt sai phạm tại các dự án của Tập đoàn Phúc Sơn, Thuận An hay trường hợp của FLC, Tân Hoàng Minh… Với những trường hợp này KTNN thực hiện kiểm toán như thế nào?

Qua rà soát hoạt động kiểm toán của KTNN từ năm 2020 trở lại đây, KTNN có lựa chọn kiểm toán một số dự án đầu tư, trong đó có Công ty CP Tập đoàn Phúc Sơn, Công ty CP Tập đoàn Thuận An thực hiện thi công một số gói thầu. 

Trên cơ sở hồ sơ, tài liệu do chủ đầu tư/ban quản lý dự án cung cấp cho KTNN tại thời điểm kiểm toán, KTNN đã chỉ ra một số tồn tại trong việc thực hiện dự án này và đã có kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị trách nhiệm tương ứng với các sai sót.

Còn nói về trách nhiệm gắn với các DN, dự án được kiểm toán có sai phạm, kiến nghị khởi tố thời gian qua theo tôi cần phân loại 2 nhóm.

Cụ thể, hành vi sai phạm của Tân Hoàng Minh, FLC không thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN. Việc kiểm toán các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp này chủ yếu do những công ty kiểm toán độc lập thực hiện.

Với sai phạm của Thuận An, Phúc Sơn liên quan đến các dự án đầu tư công, thuộc đối tượng kiểm toán của KTNN. 

Tuy nhiên cũng cần phân biệt rõ, những doanh nghiệp này không phải là đơn vị được kiểm toán theo Luật KTNN. Đơn vị được kiểm toán là các chủ đầu tư, ban quản lý dự án.

Hiện nay, KTNN đang thực hiện kiểm toán các doanh nghiệp có vốn nhà nước đầu tư (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ), không kiểm toán doanh nghiệp tư nhân, không có vốn nhà nước đầu tư.

Có ý kiến cho rằng, KTNN có trách nhiệm trong việc không phát hiện ra sai phạm tại các doanh nghiệp này?

Như đã trao đổi ở trên, KTNN là cơ quan có chức năng đánh giá, xác nhận, kết luận và kiến nghị đối với việc quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công. Hoạt động kiểm toán là hoạt động chuyên môn có sự khác biệt với các hoạt động kiểm tra, thanh tra, điều tra khác. 

Với đặc thù đó, hiệu quả hoạt động của KTNN chủ yếu tập trung ở khía cạnh phòng ngừa, phát hiện sai phạm và kiến nghị xử lý tăng thu, giảm chi NSNN, đặc biệt là kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách, chấn chỉnh công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công....

Trường hợp phát hiện ra hành vi có dấu hiệu tội phạm kiến nghị hoặc chuyển cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý theo quy định.

Còn sai phạm mà các đối tượng cố tình gian lận, cấu kết thông đồng hợp thức hồ sơ, tạo lập hồ sơ trái pháp luật đặc biệt là sai phạm trong tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu tại các dự án thì việc phát hiện qua kiểm toán là rất khó, chỉ có thể phát hiện được thông qua nghiệp vụ điều tra. 

KTNN không có chức năng điều tra

Có nghĩa là kiểm toán sẽ rất khó phát hiện ra các hành vi tham nhũng, tiêu cực của những doanh nghiệp tư nhân mà cần có sự vào cuộc của cơ quan điều tra?

Thực tế, các hành vi tham nhũng, tiêu cực tinh vi ẩn sau hoạt động đầu tư, hồ sơ dự án được hợp thức hóa, sai phạm hầu hết chỉ phát hiện được qua điều tra hình sự.

Nói như thế cũng không có nghĩa là kiểm toán không phát hiện ra sai phạm gì. Trong phạm vi trách nhiệm của mình, KTNN đã kiến nghị xử lý tương ứng với các sai sót, sai phạm được phát hiện qua kiểm toán.

KTNN đã kiến nghị xử lý tài chính, kiến nghị chấn chỉnh, kiến nghị hoàn thiện cơ chế chính sách đến kiến nghị kiểm điểm, xử lý trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên quan, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đối với các trường hợp có dấu hiệu tội phạm.

KTNN đưa ra các đánh giá, nhận xét, kiến nghị phù hợp với các bằng chứng mà kiểm toán viên đã thu thập được từ đơn vị được kiểm toán. 

Trong khi đó, các trường hợp sai phạm đều có sự cấu kết, thông đồng hết sức tinh vi giữa các cá nhân có thẩm quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ liên quan và nằm ngoài khả năng, phạm vi tiếp cận, phương pháp kiểm toán của KTNN. 

KTNN không có chức năng điều tra (như cơ quan cảnh sát điều tra) nên các hành vi tham nhũng, tiêu cực tinh vi ẩn sau hoạt động đầu tư, hồ sơ dự án được hợp thức hóa, sai phạm chỉ phát hiện được qua hoạt động điều tra.

KTNN chưa phát hiện được các hành vi tội phạm tại những dự án kiểm toán như cơ quan cảnh sát điều tra đã phát hiện, khởi tố thời gian qua. 

Phải khẳng định rằng, đến nay KTNN cũng không có thông tin nào về trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước liên quan đến các vụ việc này.

Để nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, nhất là góp phần hạn chế sai sót của các doanh nghiệp, dự án đầu tư trong thời gian tới, KTNN có những giải pháp gì, thưa ông?

Qua những vụ việc trên, KTNN nhận thấy trách nhiệm càng phải cao hơn nữa trong hoạt động kiểm toán. Vì vậy, KTNN đã đề ra một số giải pháp trong thời gian tới. 

Theo đó, KTNN sẽ tiếp tục làm tốt hơn nữa việc quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trong đó có vai trò của KTNN. 

Đồng thời, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Kiểm toán viên; tiếp tục hoàn thiện hệ thống chuẩn mực kiểm toán, quy trình kiểm toán, phương pháp kiểm toán; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới phương pháp kiểm toán để phát hiện, xử lý kịp thời các sai phạm trong quản lý tài chính, tài sản công. 

KTNN sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán, đặc biệt là chất lượng kết luận, kiến nghị kiểm toán; đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan chức năng có liên quan trong hoạt động kiểm toán và thực hiện kết luận, kiến nghị kiểm toán. 

Chúng tôi cũng sẽ đẩy mạnh việc thực hiện công khai kết quả kiểm toán, kết quả thực hiện kết luận, kiến nghị của KTNN; cung cấp kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua hoạt động kiểm toán cho cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, giám sát, thanh tra, điều tra. 

Cùng với đó là xử lý nghiêm các trường hợp kiểm toán viên vi phạm đạo đức nghề nghiệp, văn hóa ứng xử; các biểu hiện, hành vi tham nhũng, tiêu cực.

Trân trọng cảm ơn ông!

热门文章

1.1402s , 7668.0859375 kb

Copyright © 2025 Powered by 【kết quả giải hạng nhất nhật bản】Sai phạm tại Phúc Sơn, Thuận An nằm ngoài phạm vi tiếp cận Kiểm toán Nhà nước,88Point  

sitemap

Top