【soi kèo australia】Ấn Độ duyệt trợ cấp cho hàng chục công ty sản xuất điện tử
Ấn Độ sẽ trợ cấp cho một số công ty phần cứng công nghệ lớn nhất thế giới,ẤnĐộduyệttrợcấpchohàngchụccôngtysảnxuấtđiệntửsoi kèo australia trong đó có nhà thầu Foxconn của Apple và "gã khổng lồ" máy tính Lenovo.
Đây là một phần trong kế hoạch thúc đẩy sản xuất trong nước và củng cố nỗ lực của quốc gia Nam Á để trở thành một trung tâm lớn trong chuỗi cung ứng điện tử toàn cầu.
New Delhi đã phê duyệt hồ sơ xin trợ cấp của 27 công ty, bao gồm Dell, HP và AsusTek Computer, theo chương trình PLI.
Chương trình bao trùm các hoạt động lắp ráp máy tính cá nhân để bàn và máy tính xách tay (PC), máy tính bảng và phần cứng công nghệ khác trong nước.
"23 trong số 27 hồ sơ được phê duyệt đã sẵn sàng sản xuất ngay bây giờ",Ashwini Vaishnaw, Bộ trưởng Đường sắt, Truyền thông, Điện tử và Công nghệ thông tin Ấn Độ cho biết. "Bốn công ty sẽ bắt đầu trong 90 ngày tới”.
Trong khi đó, nhà thầu Luxshare của Apple phủ nhận thông tin họ từ bỏ thỏa thuận trị giá 330 triệu USD ở Ấn Độ, khẳng định công ty "chưa bao giờ đưa ra quyết định đầu tư như vậy".
Ấn Độ hy vọng các công ty được phê duyệt theo chương trình PLI sẽ trực tiếp tạo ra 50.000 việc làm và gián tiếp thêm khoảng 150.000 việc làm, dựa trên tổng vốn đầu tư 360 triệu USD, theo tuyên bố của chính phủ.
Giá trị ước tính của sản xuất phần cứng công nghệ thông tin sẽ đạt 42 tỷ USD.
Năm ngoái, nhà chức trách cũng phê duyệt hồ sơ sản xuất điện thoại thông minh, cung cấp ưu đãi cho Foxconn Ấn Độ.
Chương trình PLI gắn liền với chiến dịch “Make In India” khởi xướng năm 2014 của Thủ tướng Narendra Modi. Nó cho thấy quốc gia đông dân nhất thế giới đang đẩy mạnh chuyển đổi kinh tế khi ngày càng nhiều hãng tìm cách đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc.
Không chỉ muốn biến Ấn Độ thành một trung tâm sản xuất công nghệ cao mới, New Delhi còn đặt mục tiêu giảm lệ thuộc vào hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và thắt chặt sự giám sát của chính phủ đối với các công ty Trung Quốc hoạt động trên thị trường.
Lenovo được cấp duyệt trong bối cảnh các hãng công nghệ Trung Quốc khác gặp nhiều rắc rối ở Ấn Độ. Tháng 10, bốn giám đốc của Vivo, trong đó có một công dân Trung Quốc, bị Tổng cục Thực thi pháp luật Ấn Độ bắt giữ (ED) với cáo buộc vi phạm thị thực và trốn thuế.
Chính quyền Ấn Độ đột kích hàng chục văn phòng của Vivo trên khắp đất nước vào tháng 7/2022 vì nghi ngờ rửa tiền. Nhà chức trách cũng hành động tương tự với Xiaomi và Huawei.
Xiaomi đang tham gia vào một cuộc chiến pháp lý với chính quyền Ấn Độ để giải phóng khoảng 670 triệu USD tiền quỹ bị tịch thu từ công ty con vào tháng 4 năm ngoái, vì cáo buộc vi phạm ngoại hối.
ED, cơ quan chịu trách nhiệm chống tội phạm tài chính, cáo buộc Xiaomi Ấn Độ thực hiện các khoản thanh toán chuyển tiền đáng ngờ trong những năm qua cho ba thực thể nước ngoài.
Tòa án Tối cao Ấn Độ hồi tháng 4 bác bỏ lời cầu xin của Xiaomi để chính phủ trả lại số tiền bị tịch thu.
Trong khi cũng đang đa dạng hóa sản xuất bên ngoài Trung Quốc, Luxshare - nhà cung cấp AirPods lớn của Apple vừa giành được đơn đặt hàng iPhone 15 và thiết bị thực tế hỗn hợp Vision Pro – lại mở rộng hoạt động sản xuất theo hợp đồng tại Việt Nam, không phải Ấn Độ.
Đầu tháng này, Luxshare được chấp thuận đầu tư thêm 330 triệu USD tại một nhà máy ở tỉnh Bắc Giang, nâng tổng vốn đầu tư của công ty lên 504 triệu USD tại Việt Nam.
Công ty sẽ sản xuất cáp cho thiết bị viễn thông, bút cảm ứng, thẻ định vị thông minh và đồng hồ thông minh ở đây.
(Theo SCMP)
Thêm một tập đoàn Ấn Độ nhảy vào sản xuất iPhoneTập đoàn Ấn Độ Tata Group sẽ bắt đầu sản xuất iPhone của Apple trong nước sau khi mua lại một nhà máy của nhà thầu Wistron (Đài Loan, Trung Quốc).本文地址:http://app.marimbapop.com/news/049c792109.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。