Sáng 16-4,ậtHnnhnvgiađnhcầnhihavớithnglệquốctếbxh colombia primera b Bộ Tư pháp tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết thi hành Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại điểm cầu Hà Nội và 62 điểm cầu ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Đây là một trong những công việc nhằm chuẩn bị xây dựng sửa đổi, bổ sung Luật Hôn nhân và gia đình. Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, từ xưa đến nay, hôn nhân và gia đình luôn được coi là vấn đề hệ trọng đối với toàn dân và của mọi xã hội. Báo cáo của Bộ Tư pháp đã nêu nhiều vấn đề cần suy nghĩ, cân nhắc. Đáng lưu ý, những vấn đề này được xem xét trong điều kiện Hiến pháp 1992 đang được sửa đổi, bổ sung; do đó cần quán triệt nguyên tắc tôn trọng quyền con người, bảo đảm quyền của bà mẹ, trẻ em, bình đẳng giới... Bên cạnh đó, Luật cũng cần thể hiện tinh thần tiến bộ, văn minh, xu hướng hội nhập và hài hòa với thông lệ quốc tế. Theo Báo cáo do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đinh Trung Tụng trình bày tại Hội nghị, qua hơn 10 năm thực hiện Luật, thực tế cũng đã phát sinh một số bất cập, hạn chế. Đơn cử, vấn đề kết hôn của những người đồng tính và việc thực hiện, bảo vệ các quyền con người của họ đã và đang là vấn đề thực tiễn ở Việt Nam. Trong thời gian qua, nhiều người đồng tính đã ở tình trạng bị kỳ thị, phân biệt đối xử hoặc bạo lực gia đình; song pháp luật Việt Nam nói chung và Luật Hôn nhân và gia đình nói riêng chưa có quy định rõ ràng về bảo vệ quyền của người đồng tính… Có 10 vấn đề chính được Bộ Tư pháp đề nghị sửa đổi lần này, liên quan đến việc áp dụng tập quán trong hôn nhân và gia đình; chung sống như vợ chồng mà không có đăng ký kết hôn; tuổi kết hôn; cấm kết hôn đối với người mất năng lực hành vi dân sự; nghĩa vụ của các bên kết hôn phải có Giấy chứng nhận sức khỏe; giới tính trong kết hôn; quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng; quan hệ giữa các thành viên trong gia đình... Nguồn: SGGPOL |