TheịđịnhNĐCPCôngbằngminhbạchvềsảnphẩmdịchvụcôkqbd truc tiep 7mo ông Phạm Văn Trường - Vụ trưởng Vụ Tài chính hành chính sự nghiệp, Bộ Tài chính, Nghị định 32 tạo sự công bằng, minh bạch trong việc cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công sử dụng NSNN. Phóng viên TBTCVN đã có cuộc trao đổi với ông Trường về các nội dung mới này.
PV: Bộ Tài chính đã chủ trì xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định 32. Ông có thể cho biết những điểm đáng lưu ý của nghị định này?
Ông Phạm Văn Trường: Thực hiện nhiệm vụ được giao, Bộ Tài chính đã chủ trì tổ chức nghiên cứu, xây dựng và trình Chính phủ ban hành Nghị định số 32, thay thế Nghị định 130/2013/NĐ-CP ngày 16/10/2013 về sản xuất và cung ứng sản phẩm dịch vụ công ích (Nghị định 130) và Quyết định số 39/2008/QĐ-TTg ngày 14/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về quy chế đấu thầu, đặt hàng, giao nhiệm vụ cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN (Quyết định 39).
Ông Phạm Văn Trường |
Nghị định 32 được nghiên cứu, xây dựng trên cơ sở kế thừa có chọn lọc các nội dung phù hợp tại Nghị định 130 và Quyết định 39, đồng thời đảm bảo tính thống nhất đồng bộ với các văn bản pháp luật hiện hành như Luật NSNN năm 2015, Luật Đấu thầu năm 2013, Nghị định số 16/2015/NĐ-CP; các văn bản hiện hành khác liên quan đến đổi mới đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL), cung cấp dịch vụ sự nghiệp công.
Mục tiêu của Nghị định 32 nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của Nhà nước. Nghị định quy định cụ thể về việc giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công (dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN) thực hiện theo các phương thức giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu, đối với sản phẩm, dịch vụ công ích thực hiện theo các phương thức này (hoặc giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định). Đồng thời, Nghị định 32 quy định điều kiện, nội dung giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu.
Đáng lưu ý, Nghị định 32 quy định trách nhiệm của cơ quan quản lý cấp trên trong việc giao nhiệm vụ, đặt hàng, đấu thầu; trách nhiệm của ĐVSNCL và nhà cung cấp sản phẩm, dịch vụ sự nghiệp công khác; trách nhiệm của cơ quan theo dõi, giám sát trong quá trình thực hiện để đảm bảo tính minh bạch, hiệu quả.
Việc xây dựng và ban hành Nghị định 32 đáp ứng được yêu cầu thực tiễn trong thực hiện chủ trương đổi mới cơ chế hoạt động, cơ chế tự chủ của các ĐVSNCL và đẩy mạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công theo các nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
PV: Nghị định 32 được cho là sẽ tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc đối với hoạt động tự chủ của các ĐVSNCL, thưa ông?
Ông Phạm Văn Trường: Việc ban hành Nghị định số 32 sẽ khắc phục những tồn tại, hạn chế, chồng chéo trong các quy định tại Nghị định 130 và Quyết định 39. Cụ thể, Nghị định 32 sẽ khắc phục sự trùng lắp nguồn kinh phí chi thường xuyên cho cùng một nội dung, một danh mục dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN nhưng lại có hai khái niệm khác nhau và tổ chức thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng khác nhau... Đồng thời, quy định tại Nghị định 32 phù hợp với Luật NSNN năm 2015, Luật Đấu thầu năm 2013, hệ thống các văn bản quy định cơ chế tự chủ của ĐVSNCL.
Đặc biệt, Nghị định 32 được ban hành sẽ góp phần hoàn thiện cơ chế tài chính của ĐVSNCL và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, giảm kinh phí NSNN, theo tinh thần của Nghị quyết số 19-NQ/TW.
PV: Ông có thể cho biết lộ trình hướng dẫn triển khai Nghị định 32?
Ông Phạm Văn Trường:Để đảm bảo thực hiện được ngay các quy định tại Nghị định 32, tránh việc phải chờ văn bản hướng dẫn theo tinh thần cải cách tư pháp, Bộ Tài chính đã nghiên cứu, xây dựng nghị định theo hướng quy định chi tiết các nội dung, không giao cho các bộ hướng dẫn chi tiết thêm. Tuy nhiên, để đảm bảo việc thực hiện được thuận lợi và phù hợp với thực tiễn, Nghị định 32 quy định trách nhiệm của các bộ, UBND tỉnh trong việc tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP và Quyết định 695/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về Kế hoạch triển khai Nghị định số 16/2015/NĐ-CP trước đây.
Ngoài ra, nghị định cũng quy định trách nhiệm của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hướng dẫn về chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công ích và chi phí tiền lương, tiền công trong đơn giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí NSNN đối với doanh nghiệp được hợp đồng đặt hàng, đấu thầu (hoặc được giao nhiệm vụ trong trường hợp pháp luật chuyên ngành quy định).
Thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, cơ quan và địa phương trong việc hướng dẫn triển khai thực hiện Nghị định 32 nhằm đẩy mạnh việc thực hiện đổi mới cơ chế tài chính của ĐVSNCL, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
PV: Xin cảm ơn ông!
Bùi Tư (thực hiện)