【kq vdqg my】Thương hiệu bác sĩ Huế

时间:2025-01-12 09:45:18 来源:88Point

Bác sĩ từ nhiều nơi về Huế tham gia lớp đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp. Ảnh:THƯỢNG HIỂN

1. Cả hai cô con gái xinh đẹp và học giỏi của anh đều là sinh viên trường y ở Huế. Cháu lớn đã ra trường,ươnghiệubácsĩHuếkq vdqg my hiện làm việc tại Sài Gòn, còn cháu thứ 2 đang là sinh viên năm 4. Anh là người bà con của tôi, quê ở Nong (Lộc Bổn, Phú Lộc), học sinh chuyên toán thời Bình Trị Thiên, đang sống và làm công tác quản lý giáo dục ở thành phố Bảo Lộc (Lâm Đồng). Nhớ cách đây mấy năm gặp nhau trong lần anh đưa cháu nhỏ nhập trường, tôi nhìn bảng điểm thi tốt nghiệp trung học phổ thông của cháu rất cao, hỏi sao không đăng ký học ở Sài Gòn cho oách và thuận tiện. Anh cười bảo, o mi coi thường Huế rứa hè, “lò” Y Huế vẫn là số một đó.

Trước khi có trường Y, đất Cố đô đã nổi tiếng với nhiều bác sĩ tên tuổi. Tiêu biểu như bác sĩ Hồ Đắc Di là người Việt duy nhất trước năm 1945 được Hội đồng Giáo sư Trường đại học Y Dược Hà Nội (gồm toàn các giáo sư người Pháp) bầu làm Phó giáo sư, rồi Giáo sư. Giáo sư Tôn Thất Tùng nổi danh trong lĩnh vực nghiên cứu về gan. Ông được biết đến là tác giả của “phương pháp cắt gan khô” hay còn được gọi là “phương pháp Tôn Thất Tùng”. Đặng Văn Ngữ là bác sĩ đầu ngành nghiên cứu về ký sinh trùng ở Việt Nam. Hay bác sĩ Lê Khắc Quyến, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, nguyên Khoa trưởng Đại học Y khoa Huế, là một bác sĩ tài năng và đức độ, một yếu nhân trong sáng lập và cũng là người có những tác động mang tính quyết định đến việc ra đời của Đại học Y khoa Huế.  

2. “Lò” đào tạo bác sĩ ở Huế trình làng từ tháng 3/1957 khi Trường đại học Y khoa Huế chính thức được thành lập. 60 năm qua, Huế là một trong 3 lò đào tạo bác sĩ hàng đầu cả nước, đã “xuất lò” gần 20.000 bác sĩ, dược sĩ, cử nhân và hơn 10.000 học viên sau đại học.

Bác sĩ từ nhiều nơi về Huế tham gia lớp đào tạo kỹ thuật can thiệp điều trị động mạch vành phức tạp.Ảnh:THƯỢNG HIỂN

Thương hiệu “lò” Y Dược Huế được khẳng định. Là 1 trong số 5 bệnh viện được xếp hạng đặc biệt, Bệnh viện Trung ương Huế hiện có trên 3.000 cán bộ viên chức. Trong đó, có 18 giáo sư và phó giáo sư, gần 40 tiến sĩ, hơn 100 bác sĩ chuyên khoa II, hơn 50 bác sĩ chuyên khoa I, hơn 300 bác sĩ và dược sĩ. Phần lớn nguồn nhân lực này được đào tạo từ Trường đại học Y Dược Huế. Tiêu biểu như GS.TS Bùi Đức Phú, nguyên Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, từng giữ vị trí Chủ tịch Hội các nhà phẫu thuật lồng ngực và tim mạch châu Á. GS.TS Phạm Như Hiệp, Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế hiện là Phó Chủ tịch Hội Nội soi và Phẫu thuật Nội soi Việt Nam, Ủy viên Thường vụ Hội Ung thư và Hội Ghép tạng Việt Nam. 

Từ lò đào tạo Y Dược Huế, hơn nửa thế kỷ qua, hàng vạn bác sĩ, dược sĩ Huế đã tỏa đi khắp mọi miền Tổ quốc, tập trung nhiều tại các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh miền Nam. Từ vị trí công tác ở cơ sở tại các trạm y tế đến các bệnh viện tuyến huyện, tuyến tỉnh; trực tiếp làm công tác điều trị hay y tế dự phòng và cộng đồng; làm việc cho cơ sở y tế hay tư nhân, các bác sĩ đều không chỉ khẳng định về mặt chuyên môn mà còn thể hiện được tinh thần vượt khó để vươn lên. Danh xưng “Bác sĩ Huế” được nhắc đến ở nhiều nơi với sự gần gũi, yêu thương và kính trọng.   

Có dịp về công tác tại huyện Phú Vang, tôi được nghe nhiều người nhắc đến bác sĩ chuyên khoa II Trương Như Sơn, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Trung tâm Y tế là người thầy thuốc tận tâm tận lực, nặng lòng yêu thương và giỏi chuyên môn, một “bác sĩ Huế” tiêu biểu. Từ một bác sĩ mới ra trường nhận công tác tại Phòng khám Đa khoa Diên Đại (vào năm 1992) là phòng khám khu vực phục vụ 4 xã Phú Lương, Phú Xuân, Phú Hồ, Phú Mỹ thuộc huyện Phú Vang, bác sĩ Trương Như Sơn nhanh chóng trưởng thành và là Giám đốc Trung tâm Y tế huyện Phú Vang, vinh dự 2 lần được Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch nước tặng Bằng khen. Trung tâm Y tế Phú Vang do bác sĩ Sơn phụ trách là 1 trong 16 đơn vị được Bộ Y tế tuyên dương là đơn vị y tế tiêu biểu trong toàn quốc (năm 2018).

3.  Chúng tôi được biết, đang theo học các bậc sau đại học như nghiên cứu sinh cao học, chuyên khoa…. tại Trường đại học Y Dược Huế có nhiều bác sĩ đến tư thành phố Hồ Chí Minh hay các trung tâm đào tạo y khoa hàng đầu của cả nước. Trao đổi với chúng tôi, nhiều người khẳng định chọn Y Dược Huế bởi nơi đây yên bình, môi trường học tập và nghiên cứu phù hợp, đặc biệt có nhiều người thầy giỏi. Con số có 29 ngành và chuyên ngành đào tạo đại học hệ chính quy và liên thông, 99 chuyên ngành sau đại học, trong đó 8 chuyên ngành nghiên cứu sinh, 16 chuyên ngành cao học, 32 chuyên ngành CKI, 31 chuyên ngành CKII, 12 chuyên ngành bác sĩ nội trú là bằng chứng khẳng định giá trị thương hiệu của lò đào tạo y khoa Huế. Được biết, hiện nay hằng năm, nhà trường  tuyển sinh gần 2.000 sinh viên, đưa quy mô đào tạo đại học các hệ lên trên 10.000 sinh viên.

Năm học 2020 - 2021, ngay sau khi đạt huy chương vàng sinh học quốc tế lần thứ 31 do Nhật Bản đăng cai tổ chức, cậu học sinh chuyên sinh Hồ Việt Đức của Trường THPT chuyên Quốc Học đã chọn Trường ĐH Y Dược Huế để gửi đơn xét tuyển. Năm học 2020 - 2021, cùng với Hồ Việt Đức còn có 28 học sinh xuất sắc trong cả nước trúng tuyển vào trường theo quy chế xét tuyển thẳng của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Riêng Đức, còn nhận một học bổng toàn khóa để thưởng cho những thành tích vượt trội. Có thể chọn du học nước ngoài và cũng có thể chọn một trường y dược ở Hà Nội hay thành phố Hồ Chí Minh để đến với ước mơ “lương y như từ mẫu”, quyết định của “chàng trai vàng” Hồ Việt Đức một lần nữa cho thấy thương hiệu hàng đầu quốc gia của Trường đại học Y Dược Huế đã và đang được khẳng định, là mơ ước của bao gia đình và học sinh. Mặt khác, với sự góp mặt của những học sinh ưu tú như Hồ Việt Đức là sự bảo đảm cho sự phát triển bền vững của “lò” đào tạo bác sĩ trên đất Cố đô.

ĐỒNG VĂN 

推荐内容