Đại biểu Trần Hoàng Ngân,ĐạibiểuTrầnHoàngNgânChọndựánsắphoànthànhđểưutiênđầutưty so bd anh Đoàn đại biểu TP. Hồ Chí Minh |
Phát biểu tại phiên thảo luận chiều 29/10 kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XIV, Đại biểu Trần Hoàng Ngân (Đoàn đại biểu thành phố Hồ Chí Minh) nêu vấn đề, 3 năm qua GDP nước ta đã tăng trưởng bình quân 6,57%/năm và khi xem xét số liệu danh nghĩa GDP Việt Nam từ năm 2016 là 4,502 triệu tỷ đồng thì đến năm 2018 đã tăng lên là 5,555 triệu tỷ đồng danh nghĩa, tức là tăng bình quân 11% mỗi năm.
Nhìn nhận khách quan, bên cạnh chi ngân sách tăng, bội chi, nợ công giảm nhưng chủ yếu là vì GDP tăng khiến tỷ lệ nợ công, nợ chính phủ/GPD được kiểm soát.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cũng cho biết yếu tố vốn đóng góp rất nhiều vào tăng trưởng kinh tếvới trên 50% đóng vào thời gian qua. Trong nhiều năm, chúng ta đã thành công trong việc tăng vốn đầu tưxã hội từ 31% GDP lên con số 34% vào năm 2018. Tổng vốn đầu tư xã hội chuyển hướng tốt và có giảm dần trong khu vực Nhà nước.
Ông Ngân cũng cho biết hiện nay thu ngân sách đang trong tình trạng khó khăn, thu nội địa 2 năm qua có xu hướng không đạt dự toán nhưng khi quyết định dự toán ngân sách vẫn dành một nguồn rất lớn cho đầu tư phát triển nên cơ cấu đầu tư cũng thay đổi. Đầu tư phát triển từ dưới 21% hiện nay đã tăng lên 26% trong tổng chi ngân sách nhà nước, vị đại biểu quốc hội cho rằng đây là dấu hiệu tích cực.
Tuy nhiên, vị đại biểu này cho rằng, có một thực tế là nợ phải trả tiền lãi vay và nợ gốc đến hạn đang cao dần. Năm 2016 là 175.784 tỷ, năm 2017 là 255.000 tỷ đồng, năm 2018 phải trả 269.000 tỷ đồng và dự kiến năm 2019 sẽ là 326.034 tỷ đồng. Như vậy, nợ đáo hạn có xu hướng ngày càng tăng, dù chúng ta duy trì được nợ công dưới trần là 61,4%; nợ chính phủ là 52%, nợ nước ngoài sát trần nhưng số nợ đến hạn đang ngày một tăng.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân kiến nghị, Chính phủ và Quốc hội cần thận trọng lựa chọn, ưu tiên dự ánnào để đảm bảo đầu tư theo kế hoạch. Hiện nay, hầu như địa phương nào cũng có dự án cấp bách, cần thiết nhưng nên ưu tiên những dự án đang dang dở, mà chỉ thêm 1 chút sẽ hoàn thành và đưa vào sử dụng được ngay, để từ đó lấy nguồn lực đem đi tái đầu tư dự án khác.