【tin chuyển nhượng juventus】Tiếp tục đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng

(HGO) - Sáng ngày 27-4,ếptụcđổimớicchtuyểnchọnlnhđạoquảnlcấpvụcấpsởcấtin chuyển nhượng juventus ông Lê Vĩnh Tân, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ; ông Mai Văn Chính, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó trưởng Ban Tổ chức Trung ương, chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Đề án “Thí điểm đổi mới cách tuyển chọn lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng” (đề án).

Quang cảnh điểm cầu Hậu Giang dự hội nghị.

Dự hội nghị tại điểm cầu Hậu Giang có ông Lê Tiến Châu, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo một số sở, ngành.

Căn cứ theo chỉ đạo của Ban Bí thư tại Công văn số 3135 ngày 16/1/2017 của Văn phòng Trung ương Đảng về việc triển khai đề án thì có 14 cơ quan Trung ương và 22 tỉnh, thành phố được chọn thực hiện thí điểm. Kết quả, đến nay có 12 cơ quan Trung ương được chọn thí điểm đã tổ chức thi tuyển 29 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp vụ và cấp phòng; 17 địa phương được chọn thí điểm đã tổ chức thi tuyển 86 chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp sở, cấp phòng.

Đánh giá kết quả qua 3 năm thực hiện đề án, Bộ Nội vụ cho rằng các đơn vị có liên quan đã phối hợp chặt chẽ trong việc chuẩn bị các văn bản triển khai thực hiện đề án gồm các văn bản hướng dẫn cụ thể về đối tượng, hồ sơ, nội dung, hình thức, quy trình, thủ tục thi tuyển và xác định người trúng tuyển. Trong đó, phần lớn tập thể lãnh đạo cơ quan Trung ương và các tỉnh, thành phố được chọn thí điểm đã quan tâm, tích cực, chủ động lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện đề án và có báo cáo kết quả về Bộ Nội vụ.

Hậu Giang không nằm trong 22 địa phương được chọn thí điểm, nhưng tỉnh đã tổ chức kỳ thi tuyển chọn chức danh Phó Giám đốc Sở Công thương và Phó trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh. Qua đánh giá thì tỉnh đã tổ chức kỳ thi đúng kế hoạch đề ra, bảo đảm an toàn, nghiêm túc và đúng quy định. Một số khâu quan trọng như: phân công giám thị phòng thi, ban phách, chấm thi được bảo mật. Kết quả thi phản ánh đúng trình độ, năng lực và quá trình chuẩn bị của các thí sinh, phản ánh được sự công tâm, khách quan, công bằng trong công tác cán bộ.

Bên cạnh kết quả đạt được, Bộ Nội vụ cũng nhìn nhận qua 3 năm thực hiện đề án vẫn còn một số mặt hạn chế như: việc chuẩn bị và chỉ đạo về nội dung thi tuyển chưa đầy đủ và có những điểm chưa cụ thể, rõ ràng; nhiều cơ quan, đơn vị được chọn thí điểm thực hiện đề án còn lúng túng trong triển khai thực hiện, thời gian thực hiện kéo dài ảnh hưởng đến các hoạt động của cơ quan, đơn vị. Mặt khác, việc thí điểm thi tuyển lãnh đạo, quản lý chưa thu hút đông đảo cán bộ, công chức tham gia; việc thành lập hội đồng thi tuyển ở một số nơi chưa thật hợp lý.

Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân cho biết, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp chặt chẽ với Ban Tổ chức Trung ương hoàn chỉnh báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện đề án để trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư và Thủ tướng Chính phủ xem xét và có hướng chỉ đạo tiếp theo.

Khẳng định ưu điểm của việc thực hiện đề án là cơ bản chọn được người có đức, có tài, có quyết tâm chính trị cao giữ các chức danh lãnh đạo, quản lý cấp vụ, cấp sở, cấp phòng, Bộ trưởng Lê Vĩnh Tân đề nghị các cơ quan Trung ương và địa phương tiếp tục quan tâm thực hiện đề án. Nhất là đối với các cơ quan Trung ương và địa phương được chọn thí điểm nhưng đến nay chưa triển khai thực hiện. Dự kiến đến quý IV/2022 sẽ tổ chức tổng kết 5 năm thực hiện đề án. Từ đây tới đó, Bộ Nội vụ tiếp tục cùng Ban Tổ chức Trung ương nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung các hướng dẫn thực hiện đề án cho phù hợp, khắc phục những khó khăn, hạn chế còn gặp phải và không để xảy ra tình trạng “người bên trong có lợi thế hơn so với người bên ngoài” trong thi tuyển.

 

Tin, ảnh: TRƯỜNG SƠN