88Point88Point

【kết quả tottenham vs】Góp ý tâm huyết cho dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)

Được kỳ vọng sẽ khắc phục những bất cập,ếtchodựthảoLuậtKhmbệnhchữabệnhsửađổkết quả tottenham vs khó khăn trong ngành y tế hiện tại, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) vừa qua đã nhận được nhiều ý kiến góp ý tâm huyết của các đại biểu tại Hậu Giang.

Nhiều thay đổi trong Luật Khám bệnh, chữa bệnh kỳ vọng sẽ gỡ khó cho ngành y tế hiện nay.

Sau 11 năm đi vào thực tiễn, Luật Khám bệnh, chữa bệnh được ban hành năm 2009 đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, nhiều vướng mắc nảy sinh từ thực tế vẫn chưa có cơ chế pháp lý để giải quyết.

Theo đó, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) gồm 10 chương và 120 điều (thêm 1 chương và 29 điều so với luật hiện hành) được xây dựng theo hướng giải quyết những vấn đề mới phát sinh để phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc y tế cho người dân. Bên cạnh đó, tăng cường hiệu lực, hiệu quả, trật tự, kỷ cương, kỷ luật của quản lý nhà nước về hoạt động khám, chữa bệnh.

 Tại hội nghị lấy ý kiến đóng góp vào dự thảo luật do Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì mới đây, tham gia góp ý, Phó Giám đốc Sở Tư pháp Đồng Việt Phương, đề nghị bổ sung thêm 1 khoản vào Điều 3 của luật, đó là: “Bảo đảm bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong tham gia bảo hiểm y tế và thụ hưởng các dịch vụ y tế tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh”. 

Theo ông Phương, Đảng và Nhà nước ta đang có chủ trương phát triển bảo hiểm y tế cho tất cả người dân, nhưng thực tế qua việc khám, chữa bệnh vẫn còn sự phân biệt giữa “khám bảo hiểm” và “khám dịch vụ” nên cần có những quy định mang tính nguyên tắc, nhằm đảm bảo quyền của người tham gia bảo hiểm y tế khi khám bệnh, chữa bệnh tại các cơ sở y tế.

Bên cạnh đó, ông Phương cũng cho rằng, nên bổ sung 1 khoản vào Điều 7 về các hành vi bị nghiêm cấm, đó là: “Bôi nhọ, nói xấu nhằm hạ uy tín, danh dự trong hành nghề”.

“Vì hiện nay, việc cạnh tranh giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh dễ dẫn đến việc đề cao uy tín, thương hiệu của cơ sở mình mà nói xấu, hạ thấp uy tín, chất lượng của cơ sở khác, nên cần bổ sung thêm hành vi này là phù hợp”, ông Phương nhấn mạnh.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Nguyễn Thị Hương Trà, Phó ban Văn hóa - Xã hội, HĐND tỉnh, cũng đề nghị nên phân chia các hành vi bị nghiêm cấm thành 3 nhóm, đó là: Nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người hành nghề; nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người bệnh; nhóm các hành vi bị nghiêm cấm đối với người liên quan. Vì nếu quy định chung như dự thảo thì sẽ gây khó trong quá trình tổ chức thực hiện.

Vấn đề xã hội hóa trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh (Điều 106) cũng được nhiều đại biểu quan tâm. Theo đó, ý kiến đại diện Sở Y tế cùng lãnh đạo một số cơ sở y tế đều đồng tình chọn phương án 2 theo nội dung dự thảo là quy định cụ thể các hình thức thu hút nguồn lực xã hội trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bao gồm: Đầu tư thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tư nhân; đầu tư theo phương thức đối tác công tư để thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; vay vốn để đầu tư công trình hạ tầng, trang thiết bị,…

Theo các đại biểu, vì phương án này quy định rõ các hình thức xã hội hóa, đặc biệt chỉ rõ hình thức đầu tư theo phương thức đối tác công tư chỉ áp dụng trong việc thành lập cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, xây dựng cơ sở hạ tầng và giao Chính phủ quy định chi tiết về các nội dung này.

Bên cạnh đó, có một số ý kiến đề xuất Luật Khám bệnh, chữa bệnh ban hành cần quan tâm hơn đến quyền quyết định khám, chữa bệnh của người bệnh, quyền và nghĩa vụ của thân nhân người bệnh. Cũng như quy định rõ, thống nhất về giá dịch vụ khám chữa bệnh cho từng tuyến, trên cơ sở quy định của pháp luật, có thể quy định khung giá tùy theo vùng, miền. Ngoài ra, cần bổ sung quy định về nghĩa vụ của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về tôn trọng người thực hiện công tác khám, chữa bệnh...

Theo bà Lê Thị Thanh Lam, Phó trưởng Đoàn phụ trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) đang được các tỉnh, thành tích cực góp ý và sẽ trình Quốc hội cho ý kiến và xem xét thông qua tại Kỳ họp thứ 4 vào tháng 10-2022. Nếu được thông qua, Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi) dự kiến sẽ có hiệu lực từ ngày 1-1-2024.

Đ.BẢO ghi nhận

赞(37399)
未经允许不得转载:>88Point » 【kết quả tottenham vs】Góp ý tâm huyết cho dự thảo Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi)