Tiền thân là cái am nhỏ,ữngbẩnquanhngichađượcxếphạvillarreal – espanyol được dựng lên bằng cây lá giữa nơi rừng rậm hoang vu cách nay hơn trăm năm, qua thời gian, chùa Phổ Minh đã được xây cất lại. Ngôi chùa vừa đón nhận bằng xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh.
Hai người con gái của bà Trần Thị Loan (mặc áo dài) trở lại chùa Phổ Minh, phát quà cho người nghèo.
Trăm năm tuổi với nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử, tâm linh…
Chùa tọa lạc tại khu vực 1, phường IV, thành phố Vị Thanh, mang nhiều dấu ấn lịch sử, tôn giáo, là điểm đến tâm linh và là “Địa chỉ đỏ” để giáo dục truyền thống cho thế hệ trẻ. Chùa Phổ Minh giờ đã được xây dựng trên mảnh đất rộng hơn 2ha, giữ được nét truyền thống. Vào những ngày rằm, lễ Phật Đản, chùa đón tiếp rất nhiều phật tử, du khách khắp nơi tìm về. Những cán bộ kiên trung, người đã gắn bó cuộc đời với ngôi chùa này đã thường xuyên trở về viếng cảnh, hồi ức lại những năm tháng nhiều kỷ niệm.
Chùa Phổ Minh có lịch sử hình thành hơn trăm năm. Theo nhiều bậc cao niên và một số ghi chép được lưu giữ tại chùa, thì chùa được ông Nguyễn Văn Tiểng (1870-1945), mọi người gọi với cái tên kính trọng: ông Cố Ba, lập khoảng những năm 1898-1908, khi ông đến khai hoang lập đất ở vùng này, với tên gọi Phổ Minh Phật Đường. Từ cơ sở này, ông mở rộng truyền đạo (Minh Sư đạo) qua vùng Rạch Giá, Cà Mau. Do thiếu đội ngũ tu sĩ kế thừa, nên đến năm 1967, Phổ Minh Phật Đường được giao về Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Chương Thiện, mang hiệu chùa Phổ Minh. Đến năm 2010, vị nữ tu cuối cùng là cô Dương Thị Tám qua đời, cũng là lúc chấm dứt việc hành đạo Minh Sư tại Vị Thanh.
Kết thúc vai trò lịch sử theo quy luật sinh tồn, chùa Phổ Minh để lại nhiều dấu ấn văn hóa, lịch sử, tâm linh. Đó là hành trình khẩn hoang lập, lập chùa; truyền đạo đi đôi với truyền bá tinh thần yêu nước… Di sản Minh Sư đạo tại Vị Thanh còn là thành quả lao động mở đất, quá trình đấu tranh vì đại nghĩa và công cuộc xây dựng, phát triển quê hương.
Kế thừa truyền thống đạo Minh Sư, một tông phái cứu thế, thờ Phật, tu tiên, sinh hoạt theo Nho giáo, các thế hệ những nhà tu ở đây đã trụ vững dưới bóng từ bi, hành đạo để giúp đời. Ngôi chùa còn là nơi nuôi chứa, chở che nhiều cán bộ, chiến sĩ thời kháng Pháp, Mỹ. Nổi bật là gia tộc bà Trần Thị Loan, thế hệ thứ hai đến lập nghiệp trên đất nhà chùa, là thân mẫu Phu nhân nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Bà Loan tham gia từ thời kháng Pháp và được chùa bảo bọc hoạt động bí mật trong thời chống Mỹ trên địa bàn Vị Thanh, Giồng Riềng. Từ 1 thế hệ, gia đình ấy dần thành 3 thế hệ, có gần chục thành viên ròng rã gần 30 năm nương nhờ cửa Phật, hoạt động cách mạng, góp phần giải phóng quê hương.
Bí ẩn về người lập nên ngôi chùa đặc biệt
Đây là ngôi chùa Phật giáo đầu tiên của Hậu Giang được xếp hạng Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh. Đó là sự ghi nhận, đánh giá đúng giá trị lịch sử và là một trong những điều kiện để nơi đây tiếp tục được quan tâm, đầu tư, trở thành điểm đến tâm linh, lịch sử, văn hóa cho du khách.
Soạn giả Nhâm Hùng, người có nhiều nghiên cứu sâu về chùa Phổ Minh, chia sẻ: Đây là một ngôi chùa độc đáo, ngoài kiến trúc còn là những giá trị về lịch sử, tâm linh. Nếu đầu tư khai thác tốt, chùa Phổ Minh sẽ trở thành một sản phẩm du lịch độc đáo. Ông gợi ý: Nếu xây dựng sản phẩm du lịch, bề dày lịch sử và cảnh quan của nhà chùa đã có, cái cần là khai thác những câu chuyện lạ xoay quanh vùng đất, người sáng lập chùa và quá trình khai khẩn đất hoang để có được những vườn cây ăn trái trĩu quả ở nơi hoang vắng. Đây sẽ là điểm nhấn để thu hút sự tò mò của du khách. Bởi cuộc đời của ông Cố Ba vẫn còn nhiều bí ẩn, nhiều người cao niên ở vùng đất này nhớ lại, ông Cố Ba có dáng đạo sĩ, thường đi nhiều nơi hành đạo, chữa bệnh cứu người. Ông có kiến thức sâu rộng, suy nghĩ thấu đáo, tận tường, giống như một nhà hoạt động cách mạng, nhưng đó chỉ là những lời truyền miệng, chưa có tài liệu ghi chép một cách cụ thể.
Một sản phẩm du lịch khác biệt là điều hoàn toàn có thể, khi chùa Phổ Minh hội đủ nhiều yếu tố: tính chất lịch sử, cái nôi cách mạng, gắn kết nơi cộng đồng và gắn kết với không gian yên bình. Đây là ngôi cổ tự, có lịch sử hình thành hàng trăm năm, với nhiều nét đặc trưng về văn hóa, tín ngưỡng. Đây là khởi nguồn của phái Minh Sư đạo. Ngày nay, còn tồn tại những ngôi chùa Minh Sư đạo tại Thành phố Hồ Chí Minh, ở miền Tây có Nam Nhã Đường (thành phố Cần Thơ)... Trải qua hàng trăm năm, ngôi chùa luôn đồng hành, đóng góp nhiều công sức vào công cuộc kháng Pháp, Mỹ và xây dựng quê hương. Với không gian yên bình, thoáng đãng, thuận tiện giao thông cả thủy lẫn bộ, chùa Phổ Minh là nơi lý tưởng để mọi người tìm đến lễ Phật, vãng cảnh và tìm hiểu về lịch sử vùng đất này từ thời khẩn hoang…
Gia tộc ông Nguyễn Thành Nhơn (ông Nhơn nguyên là Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, hiện là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam/Dioxin tỉnh), cũng là một trong những gia tộc khởi nghiệp tại đây, khi xưa được chùa cho đất canh tác. Thuở nhỏ, ông được gởi vào chùa để tu, học, khi cha mẹ ông hoạt động cách mạng. Sau hành trình học tập, cống hiến, ông vẫn ở tại vùng đất này. Trong niềm vui ngày chùa Phổ Minh đón nhận Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, ông Nhơn chia sẻ: “Đây là sự tôn vinh xứng đáng. Nhưng xứng đáng hơn chính là làm sao để nơi đây trở thành một điểm đến thú vị, đó là trách nhiệm của chúng ta. Tôi có ý tưởng là nên mở rộng quỹ đất cặp bên chùa, gần phần đất các sư cô từng tu hành trước đây, nơi đây có hố bom, hầm bí mật, nơi có nhiều cán bộ hoạt động cách mạng; sưu tầm hiện vật và xây dựng phòng truyền thống để trưng bày; xây dựng nội dung giáo dục và tuyên truyền cho du khách và Nhân dân… Nếu đầu tư bài bản, nơi đây sẽ là điểm du lịch tâm linh, về nguồn đặc sắc, cùng với các điểm du lịch khác trên địa bàn thành phố Vị Thanh, tạo nên một nét riêng khó hòa lẫn”.
Dịp chùa Phổ Minh được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp tỉnh, Thành ủy Vị Thanh phát hành quyển “Di tích lịch sử - văn hóa chùa Phổ Minh Vị Thanh” (ảnh). Sách do soạn giả Nhâm Hùng biên soạn, gồm các phần: “Khái lược về vùng đất Vị Thanh”, “Chùa Phổ Minh - Cái nôi cách mạng”, “Chùa Phổ Minh ngày nay”, giúp người đọc biết nhiều thông tin hữu ích về lịch sử hình thành ngôi chùa nói riêng, vùng đất Vị Thanh nói chung. |
Bài, ảnh: VĨNH TRÀ