【thống kê bóng đá ngoại hạng anh】Báo cáo tài chính nhà nước: Góp phần quan trọng minh bạch tài chính quốc gia
Việc lần đầu tiên lập BCTCNN đã góp phần quan trọng vào việc công khai,áocáotàichínhnhànướcGópphầnquantrọngminhbạchtàichínhquốthống kê bóng đá ngoại hạng anh minh bạch trong quản lý tài chính quốc gia.
Hoàn thành Báo cáo trình Chính phủ
Thực hiện chức năng Tổng kế toán nhà nước và theo quy định của Luật Kế toán năm 2015, Nghị định số 25/2017/NĐ-CP của Chính phủ, năm 2019 là năm đầu tiên KBNN thực hiện lập BCTCNN cho năm tài chính 2018. Toàn bộ hệ thống KBNN đã tập trung cao độ chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhiệm vụ này, như: xây dựng khuôn khổ pháp lý, hệ thống công nghệ thông tin, tổ chức bộ máy và đào tạo, tập huấn...
Tất cả đều được chuẩn bị kỹ lưỡng, có kế hoạch cụ thể. Do đó, trong quá trình triển khai dù có gặp khó khăn, vướng mắc song cũng đã được tháo gỡ kịp thời. Đơn cử như từ năm 2018, KBNN đã triển khai xây dựng hệ thống thông tin, quy trình nghiệp vụ tiếp nhận báo cáo cung cấp thông tin tài chính của các đơn vị; phối hợp thực hiện kiểm thử người sử dụng, thí điểm các chức năng của hệ thống; hỗ trợ các đơn vị cung cấp thông tin và đơn vị KBNN triển khai sử dụng hệ thống. Mặc dù thời gian xây dựng hệ thống thông tin tương đối ngắn và song song với việc xây dựng khung pháp lý, tuy nhiên, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống này, với sự phối hợp chặt chẽ, khẩn trương giữa KBNN và nhà thầu công nghệ thông tin, từ tháng 7/2019, KBNN đã chính thức vận hành toàn bộ Hệ thống thông tin Tổng kế toán nhà nước.
Nhờ đó, hệ thống KBNN từ trung ương đến địa phương đã tích cực nghiên cứu, chuẩn bị các điều kiện cần thiết và đôn đốc các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm cung cấp thông tin cho KBNN các cấp (trên 53 nghìn đơn vị dự toán cấp I trên phạm vi toàn quốc). Toàn hệ thống KBNN đã tập trung cao độ để hoàn thành nhiệm vụ tổng hợp, lập báo cáo tổng hợp thông tin tài chính huyện, BCTCNN tỉnh năm 2018 để báo cáo UBND và HĐND tỉnh, thành phố trong tháng 12/2019. BCTCNN tỉnh năm 2018 đã cung cấp thông tin toàn diện, đồng bộ về tình hình tài sản, công nợ, nguồn vốn cũng như kết quả hoạt động tài chính năm 2018 của các tỉnh, thành phố và được lãnh đạo địa phương ghi nhận, phản hồi tích cực, hỗ trợ công tác quản lý, điều hành chính sách trên địa bàn tỉnh.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một số địa phương cho thấy, mặc dù lần đầu tiên thực hiện, trong quá trình triển khai còn lúng túng, vướng mắc, nhưng KBNN địa phương đã được KBNN trung ương kịp thời tháo gỡ và các địa phương hoàn thành việc tổng hợp BCTCNN đúng kế hoạch, đạt yêu cầu đề ra. Chia sẻ với phóng viên TBTCVN, lãnh đạo một số KBNN tỉnh như Bạc Liêu, Sóc Trăng... cho biết, đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của kho bạc tỉnh trong năm 2019. KBNN địa phương đã bám sát các chỉ đạo của Bộ Tài chính, KBNN và lên kế hoạch thực hiện đúng tiến độ. Theo đó, 100% các đơn vị đã gửi BCTCNN về KBNN tỉnh. Trên cơ sở đó, KBNN tỉnh đã trình UBND tỉnh BCTCNN theo đúng kế hoạch.
Theo thông tin từ KBNN, đối với BCCTNN toàn quốc, đến cuối tháng 3/2020, KBNN đã hoàn thành việc tổng hợp, lập báo cáo và trình Bộ Tài chính, trình Chính phủ. Sau khi có ý kiến của các thành viên Chính phủ, KBNN sẽ tiếp tục chuẩn bị các nội dung báo cáo, giải trình Chính phủ về BCTCNN năm 2018 để trình các cơ quan của Quốc hội và Quốc hội vào tháng 5/2020.
Thước đo quan trọng quản lý các nguồn lực công
Theo bà Nguyễn Thị Hoài – Cục trưởng Cục Kế toán Nhà nước (KBNN), việc lập và công khai BCTCNN giúp tăng cường tính công khai, minh bạch, nâng cao trách nhiệm giải trình của nền tài chính quốc gia, phù hợp với các thông lệ và xu thế hội nhập quốc tế. BCTCNN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng. Với mỗi đối tượng lại có góc nhìn khác nhau về thông tin trên BCTCNN để đưa ra những quyết sách phù hợp với yêu cầu của mình.
Có thể nói, BCTCNN có ý nghĩa quan trọng trong quản lý kinh tế, tài chính của quốc gia. Đối với các nhà lãnh đạo, nhà quản lý, nhà hoạch định chính sách, BCTCNN là một trong các công cụ phục vụ cho việc phân tích, đánh giá hiện trạng và quản lý toàn bộ các nguồn lực, nghĩa vụ và tình hình sử dụng các nguồn lực của nhà nước (tài sản công, nợ công, thu nhập, chi phí...). Từ đó, đưa ra những phương hướng, giải pháp và các quyết sách phù hợp, đảm bảo: các tài sản và nguồn lực của nhà nước được đầu tư, phân bổ và sử dụng một cách hợp lý, cân đối và hiệu quả nhất cho mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của đất nước; quản lý chặt chẽ việc vay nợ, duy trì tính ổn định và bền vững của Nhà nước.
Còn đối với người dân, BCTCNN giúp người dân thấy được nghĩa vụ đóng góp của mình đối với nhà nước thông qua nghĩa vụ nộp thuế; giám sát, đánh giá tính hiệu quả của Nhà nước trong việc sử dụng tiền thuế để thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước và đảm bảo quyền lợi, nghĩa vụ chính đáng của người dân. Người dân có thể kiểm tra, giám sát hoạt động kinh tế - tài chính khác của Nhà nước, đặc biệt là các khoản thu nhập (ngoài các khoản thu từ thuế), chi phí của Nhà nước, nợ công và việc quản lý, sử dụng tài sản công.
Đối với tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức xếp hạng, nhà đầu tư, nhà tài trợ, BCTCNN lại là thước đo tin cậy để tổ chức tài chính quốc tế, các tổ chức xếp hạng đánh giá năng lực, sự tín nhiệm đối với nền tài chính quốc gia. Đây là một trong các yếu tố cơ bản giúp cho các nhà đầu tư, các nhà tài trợ trong việc ra quyết định đầu tư, hỗ trợ cho các địa phương nói riêng cũng như cho cả nền kinh tế nói chung.
Việc thực hiện nhiệm vụ tổng hợp, lập BCTCNN của KBNN đã bước đầu đạt được một số kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, do đây là một nhiệm vụ mới của hệ thống KBNN, bên cạnh những thuận lợi còn gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, KBNN tiếp tục tập trung nghiên cứu, đề xuất phương án để từng bước nâng cao chất lượng, đẩy nhanh tiến độ báo cáo, đáp ứng yêu cầu hỗ trợ cho công tác quản lý, điều hành chính sách tài chính.
Trong thời gian tới, KBNN sẽ tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý, hoàn thiện các chế độ kế toán; rà soát, sửa đổi các văn bản pháp lý hiện hành, đảm bảo nguồn thông tin đầu vào của BCTCNN. Mặt khác, KBNN sớm ban hành được Chuẩn mực kế toán công của Việt Nam trên cơ sở phù hợp với thông lệ quốc tế và phù hợp với đặc thù của Việt Nam, tiến tới từng bước áp dụng kế toán dồn tích thống nhất trong khu vực kế toán nhà nước.
KBNN sẽ nâng cấp Hệ thống thông tin Tổng kế toán nhà nước theo hướng kết nối/giao diện với hệ thống thông tin của các cơ quan, đơn vị thuộc khu vực nhà nước, kết nối với mạng lưới của chính phủ điện tử; từ đó, tiến tới xây dựng hệ thống dữ liệu tài chính nhà nước tập trung, cung cấp số liệu tài chính nhà nước nhanh chóng, chính xác, rút ngắn thời gian lập BCTCNN xuống còn không quá 9 tháng…
Minh Anh