【chuyen nhuong inter】Tiếp tục nâng cao nhận thức quy định về bồi thường nhà nước
Mới đây,ếptụcnngcaonhậnthứcquyđịnhvềbồithườngnhnướchuyen nhuong inter Cục Bồi thường nhà nước - Bộ Tư pháp có buổi kiểm tra công tác bồi thường của Nhà nước trong hoạt động quản lý hành chính và thi hành án dân sự trên địa bàn tỉnh. Dịp này, phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc phỏng vấn ông Trần Việt Hưng (ảnh), Phó Cục trưởng Cục Bồi thường nhà nước.
Qua buổi kiểm tra, ông đánh giá thế nào về công tác bồi thường của Nhà nước trên địa bàn tỉnh ?
- Qua kiểm tra cho thấy, Sở Tư pháp đã kịp thời tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 15 ngày 25/01/2017 về thực hiện công tác bồi thường nhà nước năm 2017 trên địa bàn. Ngoài ra, Sở đã triển khai Kế hoạch số 15 đến các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã để thực hiện. Hàng năm, Sở Tư pháp có kế hoạch tập huấn, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ quản lý nhà nước về công tác bồi thường, tài liệu tập huấn có nội dung trọng tâm. Sở đã bố trí được 1 biên chế chuyên trách giải quyết bồi thường khi người bị thiệt hại có đơn yêu cầu bồi thường.
Riêng lãnh đạo Cục Thi hành án dân sự đã tổ chức quán triệt việc giải quyết bồi thường nhà nước cho đội ngũ chấp hành viên, thẩm tra viên, thư ký và công chức được giao làm công tác bồi thường nhà nước, nhất là thủ trưởng các chi cục thi hành án dân sự trên địa bàn. Từ đó, giúp cho cán bộ, công chức cơ quan thi hành án dân sự trong tỉnh ngày càng nâng cao ý thức học tập, rèn luyện, bổ sung kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện đúng những quy định của pháp luật, hạn chế đến mức thấp nhất những thiệt hại gây ra cho tổ chức, cá nhân trong thi hành công vụ. Chưa kể là Cục Thi hành án dân sự và Sở Tư pháp còn phối hợp chặt chẽ trong thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật; triển khai thi hành văn bản pháp luật; thường xuyên trao đổi, hỗ trợ, cung cấp thông tin về công tác bồi thường tại cơ quan, địa phương mình quản lý.
Trong công tác bồi thường nhà nước của tỉnh có những hạn chế gì, thưa ông ?
- Hiện nay, chỉ riêng Sở Tư pháp có 1 biên chế chuyên trách, còn lại hầu hết các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện đều là kiêm nhiệm làm công tác bồi thường nên vẫn chưa bảo đảm theo Thông tư liên tịch số 23 ngày 22/12/2014 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ về hướng dẫn nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức biên chế của sở tư pháp thuộc UBND tỉnh và phòng tư pháp cấp huyện về công tác bồi thường nhà nước.
Tuy công tác tuyên truyền, phổ biến luật về bồi thường của Nhà nước được triển khai rộng rãi nhưng người dân chưa thực sự nhận thức được quyền yêu cầu bồi thường của mình. Cho nên từ khi có luật đến nay, trên địa bàn tỉnh không phát sinh trường hợp bồi thường và giải quyết bồi thường trong hoạt động quản lý hành chính. Trong thi hành án dân sự có một trường hợp đang thụ lý giải quyết nhưng đơn vị giải quyết còn lúng túng trong trình tự, thủ tục theo quy định.
Thưa ông, thời gian tới, để công tác bồi thường nhà nước trên địa bàn tỉnh được thực hiện tốt hơn thì cần có giải pháp gì ?
- Nhằm triển khai thực hiện tốt hơn nữa công tác bồi thường nhà nước, Hậu Giang cần tiếp tục tuyên truyền, phổ biến Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thi hành cho cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp bằng nhiều hình thức cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Qua đó để nâng cao ý thức, nhận thức của đội ngũ thực thi nhiệm vụ, nâng cao sự hiểu biết của nhân dân về quyền được yêu cầu bồi thường đối với những thiệt hại do cán bộ, công chức, viên chức gây ra khi thi hành công vụ. Tăng cường hơn nữa công tác theo dõi, nắm tình hình để có tính chủ động trong công tác phối hợp giải quyết khi phát sinh đơn yêu cầu bồi thường…
Xin cảm ơn ông !
PHI YẾN thực hiện
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/051d799614.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。