【hạng 2】Vẫn nên tổ chức thi THPT quốc gia

  发布时间:2025-01-10 19:19:29   作者:玩站小弟   我要评论
Về ý kiến nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia:Nhiều chuy&ec hạng 2。

Về ý kiến nên bỏ kỳ thi THPT quốc gia:Nhiều chuyên gia giáo dục,ẫnnecircntổchứcthiTHPTquốhạng 2 thầy cô và học sinh nêu quan điểm nên bỏ kỳ thi “2 trong 1” với lý do thi cử tốn kém chỉ để loại ra khoảng 2% số thí sinh rớt tốt nghiệp. Việc thi cử nặng về kiến thức lý thuyết gây mệt mỏi cho cả học sinh lẫn phụ huynh. Đặc biệt khi những sai phạm nghiêm trọng trong khâu chấm thi xảy ra ở một số địa phương như Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình... làm xói mòn lòng tin của xã hội vào một kỳ thi mang tính quốc gia. Phương án đề xuất bỏ kỳ thi THPT quốc gia sẽ được tiến hành theo cách: Học sinh học hết chương trình lớp 12, đủ điều kiện sẽ được xét tốt nghiệp, còn việc thi ĐH, CĐ để các trường tự tổ chức thi. Tuy nhiên thực hiện theo lộ trình này cũng không thể khắc phục các nhược điểm. Chất lượng giáo dục sẽ rất tù mù. Việc để các trường ĐH, CĐ tổ chức tuyển sinh là quay lại với cách thi được tổ chức hơn 10 năm trước, lại xuất hiện các “lò” luyện thi, gây rất nhiều tốn kém. Cách làm này manh mún chưa kể khâu kiểm soát coi thi và chấm thi cũng rất gian nan.

Thí sinh nghe phổ biến quy chế trước giờ thi THPT quốc gia tại điểm Trường cao đẳng Sư phạm Bình Phước  - Ảnh: B.L

Duy trì kỳ thi THPT quốc gia là cần thiết:Bộ GD-ĐT vẫn giữ quan điểm duy trì kỳ thi đến hết năm 2020. Thực hiện kỳ thi này là việc nên làm. Bởi, nếu bỏ kỳ thi, chúng ta sẽ thiếu cơ sở để đánh giá chất lượng 12 năm học của học sinh. Thi cử đương nhiên là vất vả và áp lực nhưng không thi sẽ có rất nhiều học sinh lơ là, thiếu động lực học tập. Hiện nay, xét tuyển vào ĐH, CĐ vẫn dựa một phần vào học bạ THPT. Đây là phương án tốt vì đánh giá được lực học và rèn luyện đạo đức của học sinh. Nếu bỏ kỳ thi, sẽ có nguy cơ tiêu cực lớn hơn, có người sẽ tìm cách để “thổi điểm”, “làm đẹp” học bạ bằng nhiều cách.

Giữ kỳ thi như những năm qua cũng cần điều chỉnh để an toàn và hiệu quả hơn: Năm 2018, trong cấu trúc đề thi đã có thêm kiến thức lớp 11. Sự phân hóa giữa các đối tượng đã rõ rệt hơn, không còn hiện tượng “mưa điểm 10” như năm 2017 gây khó khăn cho xét tuyển sinh vào ĐH, CĐ. Theo lộ trình đến năm 2019, đề thi còn có thêm khoảng 10% lượng kiến thức lớp 10. Nếu thực hiện theo cấu trúc này sẽ tạo ra khó khăn cho học sinh. Lượng kiến thức nặng và sự phân hóa cao trong đề thi sẽ ảnh hưởng nhiều đến mục tiêu “2 trong 1”, tốt cho tuyển sinh ĐH, CĐ nhưng khó cho những học sinh chỉ đăng ký xét tốt nghiệp. Nên chăng đề thi vẫn trọng tâm ở kiến thức lớp 12 và một phần nhỏ kiến thức lớp 11, tăng độ khó của đề thi chủ yếu ở kiến thức lớp 12?

Hiện nay, khâu coi thi đã an toàn và nghiêm túc nhưng chấm thi, đặc biệt là bài thi các môn trắc nghiệm quy trình bảo mật giám sát còn có những kẽ hở. Những người tổ chức, quản lý chấm thi có thể lợi dụng sự sơ hở của quy trình để thay đổi kết quả thi như ở một số địa phương vừa qua. Theo tôi, về hạn chế này có thể điều chỉnh bằng cách: Bài thi tại các điểm thi sẽ giao nộp tại Hội đồng thi cấp tỉnh ngay cuối ngày thi. Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh cần thiết kế thêm phần ô phách để hội đồng chấm thi cắt phách. Các môn trắc nghiệm cần chấm tập trung theo cụm (một số tỉnh). Cơ chế giám sát cần nhiều bộ phận tham gia, tránh tình trạng một cán bộ làm nhiều công việc trong một quy trình, dễ can thiệp vào kết quả bài làm của thí sinh.

Bỏ hay duy trì kỳ thi này trong tương lai phải thể hiện được tầm nhìn và có lộ trình khoa học, hợp lý, phải được luật hóa, tránh việc mỗi lần thay đổi sẽ tạo ra sự xáo trộn đến cả hệ thống giáo dục.

Th.S Vũ Văn Tuấn
(Giáo viên Trường THPT Đắk Ơ, huyện Bù Gia Mập)

相关文章

最新评论