Dự ánNhà máy Nhiệt điện Quảng Trị được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trong Quy hoạch Phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020 có xét đến năm 2030 tại Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/7/2011 (Quy hoạch Điện VII). Tháng 8/2013,ếhoạchmớichoDựánNhiệtđiệnQuảngTrịkq hạng 2 tbn Dự án được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho Công ty Điện lực quốc tế Thái Lan (EGATi) làm chủ đầu tưvà triển khai thực hiện theo hình thức BOT, với tổng mức đầu tư trên 55.000 tỷ đồng (hơn 2,2 tỷ USD). Công suất của Dự án lên đến 1.320 MW, gồm 2 tổ máy, mỗi tổ máy có công suất 660 MW. Theo tính toán, nhà máy sau khi đi vào hoạt động sẽ mang lại sản lượng điện 7.200 tỷ Kwh/năm. Theo Sở Công thương Quảng Trị, sau khi ký Biên bản ghi nhớ với UBND tỉnh Quảng Trị (ngày 11/7/2014), EGATi đã có nhiều nỗ lực và tích cực trong việc phối hợp với UBND tỉnh Quảng Trị và các bộ, ngành, đơn vị liên quan để triển khai Dự án. Tuy nhiên, đến ngày 31/5/2023, EGATi đã có văn bản gửi Bộ Công thương thông tin chính thức về việc không tiếp tục thực hiện dự án này, do khó khăn trong thu xếp vốn và cam kết của hai Chính phủ về mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Sở Công thương Quảng Trị cho biết, Ban Quản lý Dự án Phát triển quỹ đất và Cụm công nghiệp (UBND huyện Hải Lăng) đang hoàn thiện hồ sơ quyết toán số tiền 215,7 tỷ đồng đối với hạng mục công trình xây dựng Khu tái định cư và đường vào Khu tái định cư xã Hải Khê (giai đoạn I). Về cơ bản, Khu tái định cư xã Hải Khê đã cơ bản hoàn thành nhiều hạng mục xây dựng; các cơ sở trường học, trạm y tế, trụ sở xã, nhà sinh hoạt cộng đồng đều đã được di dời lên khu tái định cư. Thế nhưng, trên thực tế, người dân thuộc khu vực quy hoạch dự án vẫn chưa thể di dời đến khu tái định cư khi dự án bất ngờ bị dừng lại. Được biết, trong Biên bản ghi nhớ về việc phối hợp triển khai thực hiện Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị giữa UBND tỉnh Quảng Trị và EGATi (được ký kết ngày 11/7/2014), EGATi sẽ chịu trách nhiệm về chi phí đền bù giải phóng mặt bằng, rà phá bom mìn, giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư. Tuy nhiên, tại Biên bản thỏa thuận chấm dứt dự án vào ngày 29/9/2023 giữa EGATi và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo (đại diện cho Bộ Công thương) có nội dung: “Các bên đồng ý miễn trừ mọi nghĩa vụ và trách nhiệm pháp lý cho nhau liên quan đến biên bản này. Theo pháp luật hiện hành và theo biên bản thỏa thuận này, cho dù có bất cứ phát sinh nào trước và sau ngày ký thì sẽ không có bất kỳ biện pháp khắc phục và thiệt hại nào xảy ra đối với các bên hoặc một trong hai bên đã ký kết”. Do vậy, việc di dời các hộ dân đến nơi ở mới sau khi hoàn thành khu tái định cư (dự kiến do EGATi chi trả kinh phí) đành phải dừng lại vì không còn cơ sở thực hiện. Ông Nguyễn Trường Khoa, Giám đốc Sở Công thương Quảng Trị cho biết, Sở đã đề nghị UBND tỉnh xem xét, tổ chức buổi làm việc với các sở, ngành liên quan để tham mưu UBND tỉnh xem xét, thống nhất trước khi tổ chức ký Biên bản thỏa thuận chấm dứt nêu trên để chấm dứt việc phát triển dự án với EGATi. “Trên cơ sở đó, tỉnh sẽ báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương về tình hình triển khai dự án, các công việc mà tỉnh và nhà đầu tư đã bố trí kinh phí đầu tư để kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công thương cho chuyển đổi Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị từ nhiên liệu than sang sử dụng nhiên liệu khí LNG nhằm phát huy các nguồn vốn đã bố trí đầu tư khu tái định cư…”, ông Khoa thông tin. Bên cạnh đó, Ban Quản lý Khu kinh tếQuảng Trị cũng đang tích cực tìm kiếm nhà đầu tư mới triển khai Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị. “Vừa qua, có một nhà đầu tư lớn của Hàn Quốc liên danh với một nhà đầu tư lớn trong nước đã đề xuất thực hiện tiếp Dự án Nhà máy Nhiệt điện Quảng Trị với điều kiện Chính phủ chấp thuận cho phép điều chỉnh Dự án từ nhiệt điện than sang điện khí. Nhà đầu tư cũng đã có văn bản đề xuất dự án với Thủ tướng Chính phủ”, Ông Phạm Ngọc Minh, Trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Quảng Trị cho biết. |