Về vấn đề này,útrọngđàotạođểhạnchếthảiloạilaođộkèo bóng đá cúp c2 châu âu ông Phạm Quang Vinh - Hiệu trưởng Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có cuộc trao đổi với phóng viên TBTCVN.
* PV: Thưa ông, kết quả một cuộc khảo sát vào tháng 5/2017 của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam cho thấy, tình trạng lao động trên 35 tuổi bị sa thải ngày càng phổ biến, quan điểm của ông về vấn đề này, thưa ông?
- Ông Phạm Quang Vinh:Là trường đào tạo nghề gắn chặt với các KCN với hơn 10 năm đào tạo cho đội ngũ công nhân, chúng tôi nhận thấy, việc người lao động không giữ được việc làm sau độ tuổi 35 là rất phổ biến.
Các nhà đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam chủ yếu là khai thác thị trường lao động phổ thông giá rẻ, nên hầu hết lao động được tuyển dụng đều chưa có kỹ năng. Đặc trưng của các mô hình công nghiệp lắp ráp là lao động phổ thông, sau độ tuổi vàng từ 18 – 35 tuổi thì khả năng nhanh nhạy bị suy giảm.
Những lao động không đáp ứng được yêu cầu trong các dây chuyền tự động có thể mất việc làm sau độ tuổi 35, thậm chí sớm hơn. Đây cũng là thời điểm việc học nghề sẽ rất khó khăn cả về mặt tài chính và thời gian.
Các doanh nghiệp (DN) FDI khi vào Việt Nam đã tạo ra động lực rất tích cực, đóng góp rất nhiều cho ngân sách cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế. Tuy nhiên, nếu như chúng ta không chú trọng điều tiết sử dụng lao động ngay từ khâu lựa chọn nhà đầu tư thì sẽ phải chấp nhận cả một lớp người có thể mất việc làm như hiện nay. Điều này khiến xã hội sẽ phải đối mặt với hệ lụy rất lớn.
Khi người lao động không có việc làm và lại đang ở độ tuổi tầm trung tại các KCN thì việc phát sinh tệ nạn xã hội là điều khó kiểm soát, cùng với đó là nghèo đói, bần cùng. Tôi cho rằng việc phải làm là cần có chính sách hỗ trợ cụ thể, hơn hết là sự hợp tác từ phía DN để đào tạo lại những người lao động đang làm trong các KCN nhằm chuẩn bị cho họ một tương lai khác.
* PV: Liệu đây có phải là hệ quả của thu hút đầu tư nước ngoài từ lợi thế lao động giá rẻ không, thưa ông?
- Ông Phạm Quang Vinh:Khi chúng ta xây dựng trong mắt thế giới về một thị trường lao động tiềm năng với số lượng lao động lớn, trẻ và giá rẻ thì cũng dẫn đến chuyện họ mặc định chúng ta là thị trường lao động giá rẻ. Từ đó, họ chỉ đầu tư vào những dây chuyền lắp ráp thay vì công nghệ cao.
|
Chính phủ thì luôn có lộ trình tăng lương tối thiểu hàng năm, song tăng lương thì các nhà đầu tư cũng sẽ phải cân nhắc lợi ích kinh tế giữa chi phí cho lương của người lao động với việc đầu tư các dây chuyền tự động.
Bây giờ không còn là lúc chúng ta được hưởng lợi từ lao động giá rẻ nữa mà phải nâng cao tay nghề để tiếp nhận làn sóng công nghiệp mới.
Đây là thách thức rất lớn đối với cả cơ sở đào tạo cũng như định hướng của nhà nước trong hoạt động đào tạo nghề, bởi vì đào tạo công nghệ cao thì chi phí rất lớn chứ không thể dùng chi phí thấp như hiện nay.
Ở đây việc đào tạo nguồn cung cho sát với nhu cầu của DN là yếu tố then chốt, tôi cho rằng nhà nước cần có những động thái tích cực hơn để các DN, nhà trường gắn kết với nhau. Có đào tạo sát với nhu cầu của doanh nghiệp với tầm nhìn dài hạn thì lao động mới có cơ hội giữ được việc làm, nâng cao được tay nghề và thu nhập.
* PV: Nhưng thực tế việc dự báo được cụ thể chỉ tiêu ở từng nhóm ngành là không khả thi. Thậm chí ngay như ngành sư phạm thời gian vừa qua dù đã có dự báo rất sát song vẫn thừa nhiều giáo viên, điều này liệu có khó thực hiện không, thưa ông?
- Ông Phạm Quang Vinh:Đúng là để đào tạo sát với nhu cầu của DN là vấn đề hơi vĩ mô và không hề đơn giản. Bởi vì, chúng ta vẫn là nền kinh tế đang phát triển. Tôi cho rang, chỉ trừ những nền kinh tế trì trệ bao cấp thì mới có được kế hoạch chính xác chứ kinh tế thị trường thì không có chuyện này. Tuy nhiên, nếu như các DN kết hợp chặt chẽ hơn với các nhà trường để đặt hàng và chú trọng đến đào tạo ngắn hạn hơn thì sẽ giải quyết được bài toán kỹ năng.
Tôi nghĩ rằng, nên quan tâm đầy đủ đến các chương trình đào tạo ngắn hạn và giao quyền tự chủ cho các trường. Trên cơ sở đó, DN và nhà trường sẽ thống nhất nhu cầu đào tạo chứ không nên quy vào bằng cấp hay chứng chỉ.
* PV: Thực tế thì pháp luật chưa có quy định nào cấm DN sa thải lao động, vậy làm gì để hạn chế tình trạng này, thưa ông?
- Ông Phạm Quang Vinh: Tôi nghĩ không thể cấm DN sa thải lao động được, chỉ có thể quy định được nghĩa vụ, trách nhiệm của DN với người lao động khi sa thải thôi. Việc này cũng có mặt tích cực và tiêu cực vì nếu không có sa thải thì không tạo ra sự cạnh tranh và động lực phấn đấu cho người lao động. Lao động chỉ có thể giữ được việc làm nếu như họ khẳng định được tay nghề đáp ứng với yêu cầu của DN. Vấn đề này sẽ phải quản lý bằng việc lựa chọn nhà đầu tư, định hướng phát triển vào lĩnh vực nào, lựa chọn công nghệ có lợi cho đất nước, môi trường và người dân.
Tôi cũng cho rằng, DN và người lao động hợp tác với nhau dựa trên hợp đồng có tính chất tự nguyện, bình đẳng nên việc can dự vào các hợp đồng này là không nên. Việc đảm bảo chính sách an sinh xã hội không thể giao phó vào một hợp đồng giữa một DN và một người lao động cụ thể mà cần chính sách quốc gia.
Tuy nhiên, nếu người lao động không tự nâng cao trình độ thì không thể giữ được việc làm trong bối cảnh thị trường lao động thay đổi, không thể chỉ đòi hỏi một phía với DN phải có chế độ đãi ngộ như thời bao cấp nữa. Nếu không làm như vậy thì sẽ không bao giờ tỷ lệ thất nghiệp giảm được./.
* PV: Xin cảm ơn ông!
Mai Đan