您的当前位置:首页 > Ngoại Hạng Anh > 【kêt quả ngoại hang anh】Chia sẻ doanh thu dự án PPP: Nhà đầu tư phải chịu rủi ro từ thị trường 正文

【kêt quả ngoại hang anh】Chia sẻ doanh thu dự án PPP: Nhà đầu tư phải chịu rủi ro từ thị trường

时间:2025-01-25 06:20:18 来源:网络整理 编辑:Ngoại Hạng Anh

核心提示

Kiểm toán dự án PPP làm ”nóng” thảo luận Quốc hộiHợp đồng PPP sẽ được chấm dứt trong trường hợp nào? kêt quả ngoại hang anh

chia se doanh thu du an ppp nha dau tu phai chiu rui ro tu thi truongKiểm toán dự án PPP làm ”nóng” thảo luận Quốc hội
chia se doanh thu du an ppp nha dau tu phai chiu rui ro tu thi truongHợp đồng PPP sẽ được chấm dứt trong trường hợp nào?
chia se doanh thu du an ppp nha dau tu phai chiu rui ro tu thi truongNhà nước không nên góp vốn trong dự án PPP bằng "đất vàng"
chia se doanh thu du an ppp nha dau tu phai chiu rui ro tu thi truong
Luật PPP được đánh giá cao với việc bổ sung cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư PPP thông qua cơ chế chia sẻ doanh thu. Ảnh: Internet.

Ban soạn thảo Luật PPP cho biết, Luật PPP được đánh giá cao với việc bổ sung cơ chế chia sẻ rủi ro với nhà đầu tư PPP thông qua cơ chế chia sẻ doanh thu.

Đồng thời khẳng định: đây không phải là cơ chế “bảo lãnh”. Cơ chế chia sẻ doanh thu nhằm “chia sẻ” rủi ro với nhà đầu tư khi có những thay đổi từ phía Nhà nước, tạo niềm tin cho nhà đầu tư. Còn rủi ro thị trường thì nhà đầu tư phải chịu.

Do đó, để bảo đảm tính công khai, minh bạch và sự công bằng, hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, nhà đầu tư và DN dự án PPP, dự thảo Luật (Điều 84) quy định cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được áp dụng cho tất cả các dự án PPP với tỷ lệ cố định 50%-50% và trên cơ sở kiểm soát doanh thu hàng năm.

Tuy nhiên, Luật cũng quy định chặt chẽ các trường hợp và điều kiện được áp dụng cơ chế này. Cụ thể là, chỉ chia sẻ phần tăng doanh thu (khi doanh thu thực tế đạt từ 125% doanh thu trong phương án tài chính trở lên) sau khi đã thực hiện điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP.

Chỉ chia sẻ phần giảm doanh thu (khi doanh thu thực tế chỉ đạt 75% doanh thu trong phương án tài chính) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện (dự án do cơ quan có thẩm quyền lập; áp dụng loại hợp đồng BOT, BTO, BOO và không sử dụng vốn nhà nước hỗ trợ xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; quy hoạch, chính sách, pháp luật có liên quan thay đổi làm doanh thu thực tế thấp hơn doanh thu cam kết tại hợp đồng; đã thực hiện đầy đủ các biện pháp điều chỉnh mức giá, phí sản phẩm, dịch vụ hoặc điều chỉnh thời hạn hợp đồng PPP nhưng vẫn chưa bảo đảm được mức doanh thu cam kết tại hợp đồng).

“Trong trường hợp này, chi phí xử lý cơ chế chia sẻ phần giảm doanh thu được bố trí từ nguồn dự phòng ngân sách nhà nước”, Ban soạn thảo cho biết.

Theo Ban soạn thảo, mức biến động doanh thu 75% và 125% nêu trên được xác định trên cơ sở tham khảo kinh nghiệm của Hàn Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Philippines.

Bên cạnh đó, theo số liệu của Tổng cục Đường bộ, năm 2018 trong số 52 dự án BOT giao thông đã đưa vào vận hành khai thác có đủ điều kiện đánh giá về doanh thu thực tế so với hợp đồng, có 27 dự án có doanh thu thực tế tăng so với phương án tài chính ban đầu (trung bình tăng khoảng 18%), 26 dự án có doanh thu thực tế thấp hơn so với phương án tài chính ban đầu (trung bình giảm khoảng 26%).

Việc xác định ngưỡng 75% và 125% để chia sẻ rủi ro tại dự thảo Luật PPP đã phản ánh các căn cứ nêu trên, tương đối phù hợp với giai đoạn phát triển hiện tại của PPP tại Việt Nam.