【bảng xếp hạng giải scotland】Ứng phó kịp thời với bệnh 'mới nổi'
Hội thảo vừa được Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phối hợp tổ chức với sự tham gia của nhiều đại biểu trong lĩnh vực y tế trong và ngoài nước.
Trước bối cảnh phức tạp trong thời gian qua,Ứngphókịpthờivớibệnhmớinổbảng xếp hạng giải scotland nguy cơ xâm nhập và bùng phát các tác nhân gây bệnh mới (H7N9, MERS-CoV, Ebola) và tiềm ẩn sự bùng phát các dịch bệnh tái nổi, bệnh lưu hành bao gồm cả bệnh lây truyền từ động vật sang người và các bệnh có vắc xin và chưa có vắc xin (H5N1, H1N1, sốt xuất huyết, dại, than, tay chân miệng, sởi, bạch hầu,…), WHO vào năm 2010 đã đề ra Chiến lược châu Á - Thái Bình Dương về các bệnh truyền nhiễm mới nổi. Chiến lược nhằm mục đích đưa ra một khung cơ bản cho các nước thành viên trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương để tăng cường năng lực cấp quốc gia và cơ sở cần thiết cho việc quản lý các bệnh truyền nhiễm mới nổi và vấn đề y tế công cộng khẩn cấp. Bên cạnh đó, Đại Hội đồng Tổ chức Y tế thế giới lần thứ 58 đã ra Nghị quyết thông qua Điều lệ Y tế quốc tế vào năm 2005. Đây là một khuôn khổ pháp lý toàn cầu đối với an ninh y tế công cộng, bao gồm các cam kết chung để chống lại dịch bệnh lây lan và vấn đề y tế công cộng có hiệu lực vào ngày 15/6/2007 và ràng buộc về mặt pháp lý đối với 194 quốc gia thành viên của WHO.
Việt Nam đã xây dựng các kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi
Phát biểu trong Hội thảo, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng - PGS.TS. Trần Đắc Phu cho biết ngay sau khi Điều lệ Y tế quốc tế được Tổ chức Y tế thế giới thông qua, Bộ Y tế Việt Nam đã chính thức giao Cục Y tế dự phòng làm cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế.
Trong 10 năm thực hiện Chiến lược và Điều lệ IHR, Bộ Y tế Việt Nam đã phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành trong hoạt động và chia sẻ thông tin liên quan tới các bệnh truyền nhiễm và các vấn đề liên quan đến y tế công cộng như: an toàn thực phẩm, phóng xạ,... Kết quả thực hiện Chiến lược APSED khả quan và tích cực bao gồm: Giám sát dựa vào sự kiện, Giám sát dựa vào chỉ số, Năng lực đánh giá nguy cơ, Năng lực đáp ứng nhanh, Dịch tễ học thực địa.
Bộ Y tế cũng đã phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành lập Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với dịch bệnh (EOC) nhằm thực hiện đánh giá nguy cơ và phối hợp điều tra các ổ dịch như cúm gia cầm, dại, than...; phối hợp diễn tập ứng phó cúm A(H5N1), A(H7N9), Ebola. Cơ quan đầu mối quốc gia thực hiện IHR (NFP) được thành lập vào năm 2006, đặt tại Cục Y tế dự phòng, có các cán bộ kiêm nhiệm.
Bên cạnh đó, Ban điều hành, củng cố, tăng cường năng lực xét nghiệm bệnh truyền nhiễm ở Việt Nam được thành lập vào năm 2014, để củng cố và phát triển mạng lưới phòng thí nghiệm bệnh truyền nhiễm.
Trong 10 năm qua, nhờ những nỗ lực của ngành y tế, Việt Nam đã xây dựng các kế hoạch phòng chống các bệnh truyền nhiễm mới nổi kịp thời; xây dựng năng lực cho các cửa khẩu được chỉ định và tăng cường hợp tác với các nước có chung đường biên giới; đầu tư nhân lực, trang thiết bị, kinh phí cho các đơn vị y tế dự phòng/điều trị trong nướ…
Tuy nhiên, công tác phòng chống dịch bệnh còn tồn tại những khó khăn như: chưa có cán bộ NFP chuyên trách; cơ sở cách ly người, phương tiện/hàng hóa bị nghi ngờ/ô nhiễm còn hạn chế; năng lực phát hiện sớm/điều trị/cách ly… ở các tuyến huyện còn hạn chế.
Thời gian tới, Bộ Y tế sẽ tăng cường sự trao đổi thông tin, báo cáo, phối hợp ứng phó dịch bệnh, các sự kiện y tế công cộng giữa dự phòng và điều trị; tăng cường diễn tập thực hành kế hoạch ứng phó các tình huống; mở rộng các cửa khẩu chỉ định; tăng cường năng lực, chủ động trao đổi thông tin trong nước, quốc tế thông qua đầu mối IHR; nâng cao năng lực phát hiện sớm, quản lý ca bệnh ngay tại tuyến cơ sở.
Phát hiện virus Ebola khiến đôi mắt bệnh nhân bị đổi màu