游客发表
发帖时间:2025-01-25 15:31:35
GS.TS. Nguyễn Thị Kim Lan,áosưtỉnhlẻvềkhoahọctựnhiênvàứngdụngđạtgiảty so bong da truc tiep nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Nông lâm, Đại học Thái Nguyên đã cống hiến hết mình cho nghiên cứu khoa học. Không những dành tâm huyết cho nghiên cứu khoa học bà còn là người thầy giỏi trực tiếp đào tạo ra nhiều thế hệ học trò có trình độ phục vụ ngành nông nghiệp nước nhà.
Những cố gắng của GS. Lan đã được đền đáp khi hàng loạt thành công trong nghiên cứu. Qua 40 năm công tác GS. Lan đã chủ nhiệm 14 đề tài, trong đó 1 đề tài cấp nhà nước; 4 đề tài cấp Bộ; 02 đề tài cấp Tỉnh; 01 đề tài cấp Đại học; 07 đề tài cấp cơ sở; Tham gia 03 đề tài cấp Bộ; Có 15/17 đề tài đã được nghiệm thu đều đạt loại Tốt và Xuất sắc. GS. Lan còn có 83 bài báo đăng trên các tạp chí chuyên ngành trong nước và quốc tế,…
Có thể kế đến một số công trình tiêu biểu của GS. Lan như Đề tài cấp Bộ “ Nghiên cứu tình hình nhiễm giun, sán đường tiêu hoá ở dê cỏ tại một số tỉnh miền núi phía Bắc và biện pháp phòng trị”, thực hiện từ 2003 - 2007, Nghiệm thu đạt loại Tốt.
Đề tài đã xác định được đặc điểm dịch tễ của các bệnh giun, sán trên các đàn dê địa phương của các tỉnh Thái Nguyên, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang; đã xác định được phương trình hồi quy để tính ra số giun, sán ký sinh trên dê; đã xây dựng được quy trình phòng chống bệnh giun, sán cho đàn dê của các tỉnh. Quy trình đã được các địa phương ứng dụng rộng rãi (85% số hộ chăn nuôi dê ở các tỉnh áp dụng), có tác dụng làm giảm rõ rệt tỷ lệ nhiễm bệnh ký sinh trùng (giảm 45% so với đối chứng), từ đó đàn dê béo khỏe, mang lại hiệu quả chăn nuôi cao cho các hộ chăn nuôi dê (thu nhập từ chăn nuôi dê của các hộ tăng khoảng 15 - 20% so với trước khi áp dụng quy trình).
Hiện nay, các kết quả của đề tài vẫn đang được các địa phương miền núi ứng dụng có kết quả tốt. Đề tài này có 12 bài báo khoa học đăng trên tạp chí Khoa học chuyên ngành có uy tín trong nước.
Tiếp đó là đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu bệnh Coli dung huyết ở lợn con và biện pháp phòng trị tại một số địa phương của tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang”, Thực hiện từ 2001 – 2003. Trong thời gian 2000 - 2003, ở tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang lợn sau cai sữa bị bệnh Coli dung huyết rất nhiều, điều trị khó khỏi, gây tâm lý lo lắng cho các hộ chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi lợn nái. Đáp ứng yêu cầu của thực tiễn sản xuất chăn nuôi lợn tại địa phương, tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang đã ứng dụng quy trình phòng chống bệnh Coli dung huyết ở lợn do vi khuẩn E. coli gây ra.
Quy trình phòng chống bệnh, trong đó có việc sử dụng vắc xin phòng bệnh, đặc biệt là các phác đồ điều trị bệnh có hiệu lực cao, kết quả đã giúp tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang giảm tỷ lệ lợn mắc bệnh và tỷ lệ lợn chết do bệnh này (giảm 70% ), góp phần giúp các địa phương hạn chế thiệt hại do bệnh gây ra, góp phần làm tăng năng xuất chăn nuôi lợn (tăng khoảng 25% so với trước khi áp dụng).
Tuyết Hoàn
相关内容
随机阅读
热门排行
友情链接