发布时间:2025-01-10 15:49:38 来源:88Point 作者:La liga
Đây là vấn đề được tập trung trao đổi thảo luận tại Hội thảo “Thực trạng và những bất cập trong việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất”,ờdânhếtbứcxúcvớicấpsổđỏnhận định trận lazio do Hội Bảo trợ tư pháp cho người nghèo Việt Nam (VIJUSAP) tổ chức ngày 19/11, tại Hà Nội.
Còn nhiều rào cản
Bà Tạ Thị Minh Lý, Chủ tịch VIJUSAP cho biết, đất đai luôn là vấn đề xảy ra nhiều khiếu kiện nhất trong các lĩnh vực (chiếm khoảng 70% trong tổng số khiếu kiện mỗi năm), trong đó vấn đề về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi là “Sổ đỏ”) là một trong những khía cạnh còn khá nhiều bức xúc.
Cũng theo bà Lý, trong thời gian từ ngày 1/12/2014 đến 31/10/2015, VIJUSAP đã tiến hành khảo sát tại 20 xã (thuộc 10 huyện) của 5 địa phương điển hình trong cả nước (bao gồm Hà Nội, Hòa Bình, Thái Bình, Phú Yên, Sơn La) và nhận thấy việc cấp sổ đỏ tại nhiều nơi còn rất chậm và bộc lộ nhiều bất cập.
Lý giải cho tình trạng này, bà Lý cho biết, mặc dù những quy định pháp luật về vấn đề cấp sổ đỏ đã có nhiều cải tiến, song trên thực tế vẫn còn khá phức tạp và có quá nhiều yêu cầu cho một hồ sơ đăng ký cấp sổ đỏ.
Chẳng hạn như quy định phải có sơ đồ nhà ở và công trình xây dựng trong thủ tục cấp sổ đỏ, nhưng quy định này lại chưa cụ thể, chặt chẽ như việc lập sơ đồ, bản vẽ này do cơ quan nào thực hiện, yêu cầu về mức độ chính sách của sơ đồ theo quy định nào và kinh phí do ai chi trả… gây khó khăn cho đơn vị thực hiện.
Các đại biểu trao đổi, thảo luận tại hội thảo |
Bên cạnh đó, việc phân cấp cho chính quyền cấp tỉnh quy định về hạn mức cấp sổ đỏ và mức phí gây nên sự không thống nhất ở các địa phương, đặc biệt, sự thay đổi văn bản mỗi khu vực trong tỉnh, mỗi giai đoạn lại có quy định khác nhau… “Đơn cử như ở huyện Từ Liêm và Đông Anh (Hà Nội), hạn mức đất được cấp sổ đỏ thay đổi theo thời kỳ nên người dân chưa đồng tình, diện tích đo đạc các thời kỳ không giống nhau, đền bù chưa thỏa đáng… khiến người dân và sổ đỏ vẫn khó “gặp nhau” trong một thời gian dài", bà Lý cho biết thêm.
Ngoài ra, theo ông Huỳnh Xuân, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Phú Yên, các cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất còn lúng túng trong tổ chức, thực hiện hay thực hiện sai quy định, chưa giải quyết được dứt điểm việc cấp sổ đỏ theo quy định mới chuyển về một cấp...
Cách nào gỡ “nút thắt”?
Bà Tạ Thị Minh Lý cho rằng, hiện còn rất nhiều hộ dân nghèo đã và đang gặp khó khăn trong quá trình xin cấp sổ đỏ. Việc chậm được cấp sổ đỏ khiến họ khi cần thiết không có tài sản là đất đai để thế chấp cho ngân hàng vay vốn làm kinh tế, do đó hộ nghèo càng nghèo thêm. Đặc biệt, trong các trường hợp đất đai họ đã được truyền lại từ thời ông bà đang sử dụng bị quy hoạch hoặc bị tranh chấp thì họ là những người phải chịu thiệt thòi nhiều nhất.
Do đó, để giải quyết những bất cập trong việc cấp sổ đỏ, bà Lý cho rằng, đối với quy định về hạn mức cấp sổ đỏ Chính phủ nên có quy định chung về hạn mức cho từng vùng, từng khu vực. Đặc biệt, cần tăng cường việc kiểm tra, giám sát thực hiện của các địa phương trên thực tế, để tránh tình trạng quy định có nhưng địa phương không thực hiện hoặc thực hiện sai quy định thì có biện pháp xử lý.
Bên cạnh đó, cần có những chế tài, quy trách nhiệm của từng bộ phận trong việc chậm trễ cấp sổ đỏ. “Pháp luật hiện hành đều có những quy định cụ thể về vấn đề cấp sổ đỏ nhưng khi lỗi chậm trễ thuộc về các cơ quan chức năng hoặc xảy ra tình trạng nhiêu khê, nhũng nhiễu… thì không ai bị xử lý, chịu trách nhiệm là điều khiến dân bức xúc”, bà Lý chia sẻ.
Ngoài ra, theo ông Đàm Mạnh Hùng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật tỉnh Sơn La, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật liên quan đến đất đai cần được đẩy mạnh hơn nữa để người dân, đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa nhận thức đúng về giá trị của sổ đỏ và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về đất đai./.
Bài và ảnh: Thiện Trần
相关文章
随便看看