【tỷ số halan】Bình Định với “lợi ích kép” từ du lịch và khoa học
Sôi động Ghềnh Ráng
Ghềnh Ráng - vịnh biển mơ màng nằm tách biệt hẳn với đô thị biển Quy Nhơn sôi động,ìnhĐịnhvớilợiíchképtừdulịchvàkhoahọtỷ số halan những tưởng sẽ mãi im lìm trong bản hòa tấu lãng mạn của những rặng dương ven biển xuất hiện mỗi khi gió mùa về. Nhưng không, vài năm trở lại đây, Ghềnh Ráng đã trở mình. Không những vậy, Ghềnh Ráng còn “vươn vai đứng dậy”, đưa bàn tay thân thiện, mến khách chào đón các nhà khoa học thế giới và Việt Nam thông qua cầu nối là GS Trần Thanh Vân bằng những lần “Gặp gỡ Việt Nam” được tổ chức thường niên, trong đó gần đây nhất là “Gặp gỡ Việt Nam lần thứ 12, năm 2016”.
Kéo dài hơn 6 tháng với dày đặc các sự kiện thu hút sự quan tâm của 1.600 nhà khoa học quốc tế, trong đó có sự góp mặt của 6 giáo sư đoạt Giải Nobel về vật lý, hóa học, kinh tế, hòa bình, đạt Huy chương Field cùng sự xuất hiện của nhiều chính khách của các nước và các tập đoàn kinh tế lớn đã nói lên sự thành công của các hội nghị, hội thảo chuyên ngành về các lĩnh vực. Nói như ông Hồ Quốc Dũng, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định: “Kết quả này đã tô đậm thêm nét son khoa học Bình Định và Việt Nam lên bản đồ khoa học thế giới”.
Các nhà khoa học trong nước và quốc tế hội tụ về Ghềnh Ráng, Quy Nhơn. Ảnh: Hà Minh |
Không dám so sánh Quy Nhơn với TP. Blois (Pháp), nhưng qua câu chuyện mà ông Hồ Quốc Dũng kể khi được mời sang Pháp và đặt chân đến thành phố này đã phần nào nói lên khát vọng xây dựng một Quy Nhơn như một hình mẫu thành phố khoa học Blois. Ông Dũng kể, khi tiếp ông, ngài Thị trưởng TP. Blois đã nói: “Blois hôm nay nổi tiếng trên thế giới là nhờ các hội nghị khoa học quốc tế do vợ chồng GS Trần Thanh Vân tổ chức. Chính nhờ những hội nghị này, người ta mới biết đến Blois. Trước đó, khi nói đến Pháp, người ta gần như chỉ nhắc đến Paris, hay Marseille”.
Hay như câu chuyện về bà Victoria Kwakwa, nguyên Giám đốc Ngân hàngThế giới (WB) tại Việt Nam mà mỗi khi nhắc đến, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng vẫn xem đó là kết quả từ một “dấu nối” rất quan trọng của khoa học. Đó là, trong chuyến làm việc tại Bình Định, bà Victoria Kwakwa ấn tượng không tốt về một Quy Nhơn không đảm bảo về môi trường sống và lưỡng lự về việc hỗ trợ kinh phí cho Dự ánPhát triển đô thị Quy Nhơn. Tuy nhiên, khi được tham quan những dự án đã được thực hiện tại Thành phố và điểm dừng chân cuối cùng là Trung tâm quốc tế Khoa học và Giáo dục liên ngành (ICISE), bà đã rất ngạc nhiên.
本文地址:http://app.marimbapop.com/news/054d799387.html
版权声明
本文仅代表作者观点,不代表本站立场。
本文系作者授权发表,未经许可,不得转载。