【nhận định juventus hôm nay】Sẽ xuất hiện nhiều đợt triều cường mới

时间:2025-01-09 13:32:35 来源:88Point

Báo Cà Mau(CMO) Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thuỷ văn Cà Mau, từ nay đến cuối năm còn xuất hiện nhiều đợt triều cường mới.

Điều đáng quan tâm là triều dâng cao bất thường không theo quy luật tự nhiên, đỉnh triều cao hơn trung bình nhiều năm, nguy cơ ngập tràn nhiều tuyến đê ở các địa phương ven biển, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân.

Hiện triều cường trên các sông, rạch trong tỉnh đang vào mùa dâng cao nhất trong năm. Theo đó, đỉnh triều cao nhất sẽ xuất hiện và kéo dài từ ngày 8-13/10. Dự báo mực nước cao nhất tại các trạm như sau: trên sông Cửa Lớn (huyện Năm Căn) từ 1,45-1,55 m (tương đương mực nước triều lịch sử xuất hiện vào ngày 16/11/2016 là 1.69 m - PV); sông Ông Đốc (huyện Trần Văn Thời) từ 0,7-0,8 m; sông Gành Hào (huyện Đầm Dơi) từ 2-2,1 m.

Hiện không khí lạnh ở phía Bắc đang liên tục tăng cường và di chuyển xuống phía Nam. Do vậy, khi gió mùa Đông Bắc có cường độ mạnh kết hợp với triều cường, mực nước trên các sông, vùng ven biển có khả năng dâng cao hơn so với dự báo. Vì vậy, Nhân dân cần đề phòng ngập lụt cục bộ ở các vùng trũng và sạt lở đất vùng ven sông, ven biển…

Thuỷ triều dâng cao trong những ngày qua gây ngập tràn nhiều tuyến lộ giao thông, đảo lộn cuộc sống của người dân.

Theo ghi nhận của phóng viên, những ngày qua, triều cường dâng cao làm ngập tràn nhiều tuyến đê bao, lộ giao thông, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất của người dân vùng Nam Cà Mau ở các huyện: Năm Căn, Ngọc Hiển, Đầm Dơi, Cái Nước, Phú Tân và Trần Văn Thời. Người dân địa phương cho biết, trước đây thuỷ triều lên chủ yếu vào những ngày giữa và cuối tháng, từ khoảng 4-7 giờ sáng và 17-19 giờ chiều. Tuy nhiên, những ngày qua, thuỷ triều lên bất ngờ và dâng cao đột ngột khiến nhiều người không kịp trở tay.

Đợt triều cường xuất hiện những ngày qua chưa gây nhiều thiệt hại đến sản xuất của bà con như các năm trước, do đã có sự chủ động ứng phó từ trước. Anh Phạm Văn Đằng, xã Tân Đức, huyện Đầm Dơi chủ động be đắp bờ, mặt cống và những chỗ trũng thấp trước khi triều cường xuất hiện. Khi thuỷ triều dâng cao trong những ngày qua, cả gia đình thay phiên nhau canh chừng, đề phòng nước dâng cao ngoài dự đoán. 

Chánh Văn phòng Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Cà Mau Nguyễn Long Hoai thừa nhận: "Hoạt động ứng phó với biến đổi khí hậu còn bị động, thiếu đồng bộ, năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai, giám sát biến đổi khí hậu chưa đáp ứng yêu cầu. Công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai chủ yếu tập trung vào ứng phó và khắc phục hậu quả, chưa chủ động đúng mức phòng ngừa.

Đặc biệt, kinh phí đầu tư cho các công trình ngăn mặn giữ ngọt, chống tràn chưa đáp ứng yêu cầu thực tế của địa phương. Đã qua, tỉnh huy động nhiều nguồn vốn để xử lý sạt lở đất ven biển và nhiều vị trí xung yếu với tổng chiều dài trên 23.667 m, tổng mức đầu tư hơn 652 tỷ đồng. Hiện nay, tỉnh còn nhiều tuyến đê bao xung yếu đứng trước nguy cơ ngập tràn do triều cường cần được đầu tư nâng cấp bảo vệ sản xuất của người dân nhưng lại thiếu vốn".

Ông Hoai cho biết thêm, thực tế cho thấy, tình trạng thuỷ triều dâng cao gây thiệt hại cho sản xuất năm sau tăng cao hơn năm trước. Năm 2016 làm thiệt hại của người dân gần 20 tỷ đồng, năm 2017 thiệt hại trên 25,2 tỷ đồng. Đặc biệt, trong những tháng cuối năm 2019, mưa lớn kết hợp với triều cường dâng cao gây thiệt hại cho sản xuất ước tính khoảng 42,5 tỷ đồng, con số này còn tiếp tục tăng lên trong những ngày tới. Đó là con số thiệt hại trước mắt, còn về lâu dài, khi nước mặn tràn vào nội đồng gây ảnh hưởng đến sản xuất, việc khắc phục sẽ còn nặng nề hơn.

Trong chuyến về làm việc và giám sát tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về khai thác tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu ngày 19/9 vừa qua, Phó chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam Bùi Thị Thanh đề xuất: "Để có giải pháp hiệu quả và lâu dài, ngoài quy hoạch đầu tư nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, tỉnh cần mở các cuộc hội thảo khoa học để các viện, các trường, các nhà quản lý, nhà khoa học trong và ngoài tỉnh tìm những giải pháp ứng phó với triều cường, nước biển dâng mang tính bền vững. Thực tế đã qua, việc nâng cấp hệ thống đê bao, nâng mặt đường nhưng cũng chỉ là giải pháp tạm thời, mang tính cục bộ và đang bộc lộ rõ nhiều hệ luỵ như nâng cấp chống ngập chỗ này nhưng nước dồn ngập sang chỗ khác".

Trước những khó khăn về nguồn vốn ứng phó với biến đổi khí hậu, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lê Văn Sử kiến nghị, Chính Phủ xem xét cho tỉnh được áp dụng cơ chế ngân sách Trung ương cấp phát toàn bộ số vốn ODA đầu tư cho các dự án đê biển, xây dựng kè tạo bãi khôi phục rừng phòng hộ chống sạt lở ven biển, ứng phó với biến đổi khí hậu, mà không phải áp dụng cơ chế ngân sách tỉnh vay vốn ODA. Vì các dự án này khó có khả năng thu hồi vốn, chủ yếu là giữ đất khu vực ven biển, khôi phục rừng phòng hộ, bảo vệ môi trường và phòng chống thiên tai./.

Trung Đỉnh

 

推荐内容