Vướng về thủ tục TheảiquanTPHCMđềxuấtgiảiphápgỡvướngvềthứ hạng của veronao ông Bùi Lê Hùng, Trưởng Phòng Giám sát quản lý, hiện nay có nhiều loại hình hàng hóa XNK thương mại chưa có quy định thực hiện thủ tục hải quan điện tử trong Thông tư 22/2014/TT-BTC ngày 14-2-2014 của Bộ Tài chính, như: loại hình tạm nhập, tái xuất; hàng hóa đưa vào kho bảo thuế… Nếu thực hiện thủ công theo hướng dẫn tại Công văn 4110/TCHQ-VNACCS là làm tờ khai giấy, không có sự hỗ trợ của hệ thống CNTT dẫn đến khó khăn cho công chức trong việc quyết định hình thức kiểm tra, theo dõi, quản lý tờ khai. Để tạo thuận lợi cho DN, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị Tổng cục Hải quan cho thực hiện bổ sung trên Hệ thống VNACCS/VCIS một số loại hàng hóa XNK thương mại chưa có quy định trong Thông tư 22 nêu trên và đề nghị TCHQ cho phép tiếp tục thực hiện hình thức khai báo từ xa đối với các trường hợp làm thủ công và các trường hợp bị sự cố Hệ thống VNACCS/VCIS. Theo Thông tư 22/2014/TT-BTC đối với tờ khai luồng Vàng, luồng Đỏ thì hải quan nơi đăng ký tờ khai in, đóng dấu thông quan. Tuy nhiên, Công văn 5665/BTC ngày 28-4-2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn: Đối với tờ khai luồng Xanh, DN tự in tờ khai, xuất trình tại hải quan giám sát ký, đóng dấu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát nhưng không quy định rõ là có đóng dấu thông quan trên tờ khai hay không. Đối với tờ khai luồng Vàng, Đỏ, Hải quan nơi đăng ký tờ khai in, giao doanh nghiệp xuất trình tại hải quan giám sát xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát. Như vậy, hải quan nơi đăng ký tờ khai có ký, đóng dấu xác nhận thông quan trên tờ khai hay không. Để thực hiện thống nhất, Cục Hải quan TP.HCM cho rằng, hiện nay các cơ quan Thuế, Công an, Quản lý Thị trường, Ngân hàng, cơ quan cấp C/O… chưa được kết nối trực tiếp Hệ thống VNACCS/VCIS để kiểm tra thông tin tờ khai. Do vậy, tờ khai hải quan cần phải được ký, đóng dấu xác nhận thông quan và ký, đóng dấu xác nhận hàng đã qua khu vực giám sát hải quan. Ngoài ra, hiện nay, các địa điểm cảng, kho hàng, đại điểm tập kết hàng hóa XK, mã loại hình… chưa được mã hóa đầy đủ, thống nhất; việc công bố bảng mã trên website cũng còn chậm, chưa chính xác; dẫn đến DN gặp khó khăn trong việc khai các bảng mã nêu trên; đặc biệt nếu khai sai một số tiêu chí trên thì không sửa được mà phải hủy tờ khai, gây chậm trễ thông quan hàng hóa, nhất là hàng XK dễ bị trễ tàu. Đề nghị TCHQ sớm rà soát, công bố công khai, chính thức về các bảng mã nêu trên để doanh nghiệp biết khai báo. Đồng thời cho phép doanh nghiệp sửa trực tiếp trên tờ khai và cho thông quan những trường hợp trên; không yêu cầu DN phải hủy tờ khai. Về khai số hiệu container hàng xuất khẩu, theo hướng dẫn tại Công văn số 8155/TCHQ-VNACCS ngày 30-6-2014, cho phép DN khai báo số hiệu container hàng XK trên bảng kê, xuất trình tại hải quan giám sát trước khi xác nhận hàng qua khu vực giám sát. Tuy nhiên, bảng kê số container do DN tự in, không có xác nhận của cơ quan Hải quan nên dễ bị lợi dụng buôn lậu, xuất khống… Để hạn chế tình trạng này, Cục Hải quan TP.HCM đề nghị quy định DN tự lập bảng kê số hiệu container hàng XK, xuất trình tại chi cục hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận trước khi đưa hàng hóa qua khu vực giám sát hải quan tại cửa khẩu. Vướng hàng kiểm tra chuyên ngành Trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan trên Hệ thống VNACCS/VCIS, một số chi cục hải quan cửa khẩu cảng biển TP.HCM đã phát sinh vướng mắc đối với các trường hợp hàng hóa kiểm tra chuyên ngành, mang về bảo quản. Trường hợp tờ khai luồng Xanh mà cơ quan Hải quan phát hiện hàng hóa phải kiểm tra chuyên ngành, theo hướng dẫn tại Công văn 4415/TCHQ-VNACCS ngày 23-4-2014 của TCHQ thì dừng thông quan, kiểm tra theo quy định. Tuy nhiên, việc dừng thông quan sẽ gây ảnh hưởng đến DN. Giải pháp Cục Hải quan kiến nghị, đối với trường hợp hàng luồng Xanh, nhưng phát hiện thuộc diện phải kiểm tra chuyên ngành thì không thực hiện dừng thông quan trên hệ thống E-customs. DN có công văn cam kết mang hàng về bảo quản được cơ quan Hải quan đồng ý thì công chức giám sát sẽ cho DN mang hàng về bảo quản. Trên thực tế còn phát sinh trường hợp, đối với hàng đưa về bảo quản, cơ quan Hải quan dùng nghiệp vụ sửa tờ khai để chỉ thị cho DN biết nội dung cho đưa hàng về bảo quản. Khi in tờ khai sẽ là tờ khai sửa chữa (cơ quan thực hiện). Tuy nhiên, mẫu tờ khai này hiện nay chưa có quy định trong Thông tư 22/2014/TT-BTC. Đối với trường hợp tờ khai được giải phóng hàng, đưa về bảo quản thì sau khi thông quan, DN có đến ký, đóng dấu xác nhận thông quan trên tờ khai hay không? và đóng dấu trên tờ khai nào (tờ khai đưa về bảo quản trước đó hay in tờ khai thông quan). Đối với trường hợp này, Cục Hải quan TP.HCM kiến nghị, vì tờ khai DN đang lưu chưa được thông quan (giải phóng hàng, đưa về bảo quản) nên đề nghị DN đến hải quan nơi đăng ký tờ khai xác nhận thông quan trên tờ khai để làm thủ tục hoàn thuế, thanh toán ngân hàng… và đóng dấu thông quan trên tờ khai đưa về bảo quản trước đó. |