Theo báo cáo của Sở GD&ÐT, toàn tỉnh có 400 điểm trường lẻ. Năm học 2015-2016 vừa qua, có 62/462 điểm trường được xoá. Huyện Trần Văn Thời có địa bàn rộng lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt, toàn huyện có 65 trường mầm non và tiểu học, với 84 điểm trường lẻ.Theo báo cáo của Sở GD&ÐT, toàn tỉnh có 400 điểm trường lẻ. Năm học 2015-2016 vừa qua, có 62/462 điểm trường được xoá. Huyện Trần Văn Thời có địa bàn rộng lớn, hệ thống sông rạch chằng chịt, toàn huyện có 65 trường mầm non và tiểu học, với 84 điểm trường lẻ. Phó Trưởng Phòng GD&ÐT huyện Trần Văn Thời Phạm Việt Bắc cho biết: “Việc xoá điểm trường phụ thuộc chủ yếu vào ý kiến của phụ huynh, nhưng đa số đều không tán đồng với việc sáp nhập các điểm lẻ vào trường chính, do điều kiện đi lại khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống”.
Huyện Ðầm Dơi là 1 trong 2 huyện có điểm trường lẻ nhiều nhất, 85 điểm trường. Trưởng Phòng GD&ÐT huyện Ðầm Dơi Võ Lợi nói: “Do đặc thù là vùng sông nước, địa bàn rộng, dân cư sống không tập trung, nếu xoá những điểm trường lẻ sẽ có một số học sinh đi học trễ tuổi, bỏ học, học sinh đến trường nhưng có nguy cơ bỏ học giữa chừng". Huyện Ðầm Dơi, từ năm 2011-2016, xoá 12 điểm trường lẻ, sáp nhập 3 trường tiểu học. Trong năm học 2016-2017 và những năm tiếp theo, Phòng GD&ÐT chỉ đạo thực hiện tốt việc rà soát, sắp xếp, điều chỉnh lại quy hoạch mạng lưới trường lớp. Trên cơ sở đó, xây dựng kế hoạch tham mưu UBND huyện từng bước xoá các điểm trường lẻ (không xoá hoàn toàn) có số lượng học sinh ít, điều kiện đi lại dễ dàng; sáp nhập một số trường có quy mô nhỏ nhằm nâng cao chất lượng quản lý, chất lượng dạy học, giảm chi phí cho việc đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học… Thực chất, hiện nay việc xoá các điểm trường lẻ gặp rất nhiều khó khăn. Việc sáp nhập các điểm lẻ về trường chính để đảm bảo chất lượng đào tạo và cơ sở vật chất cho học sinh đã được ngành đẩy mạnh tuyên truyền, thế nhưng chưa nhận được sự đồng thuận của người dân. Nguyên nhân, nếu sáp nhập sẽ gây khó khăn cho việc đưa rước, tốn kém chi phí xăng dầu, trong khi những hộ dân gần điểm trường lẻ thường là các hộ nghèo. Ông Bắc chia sẻ: “Nếu điều kiện giao thông nông thôn được tốt hơn, giúp bà con di chuyển dễ dàng hơn thì có lẽ việc ghép các điểm trường lại sẽ phần nào tiến triển nhanh hơn. Bên cạnh đó, việc đầu tư vốn để sửa chữa những trường chính, nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, cùng chất lượng dạy và học, có như vậy thì việc ghép trường, lớp để xoá điểm lẻ sẽ triển khai tốt hơn”. Thiết nghĩ, việc xoá bỏ các điểm trường lẻ phải có một lộ trình nhất định, công tác tuyên truyền vận động phải được thực hiện thường xuyên. Công tác kiểm tra, rà soát phải sát thực tế đời sống của người dân, đảm bảo nhu cầu và quyền lợi của người dân ở địa phương một cách tốt nhất. Khi thoả lòng dân thì việc ghép trường, xoá điểm lẻ sẽ được thuận lợi và đạt hiệu quả cao hơn./. Bài và ảnh: Khánh Phương |